Page 247 - Văn hoá Huế
P. 247
tiếng “Chuyện cơm hến” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói hết ngọn nguồn của món
ăn cũng như những triết lý về đời sống nhân sinh từ món cơm hến. Món cơm nhà nghèo
ấy đã xuất hiện rất đẹp trong văn chương nhờ bài viết tài hoa, trí tuệ và nhân văn của
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngoài những vị nếm được bằng vị giác, món cơm hến Huế
còn có thêm một vị ngon nữa, ấy là “vị” lương thiện. Không phải vô tình mà chuyên gia
ẩm thực người Mỹ Antony Boudain khi đến Huế đã đi ăn cơm hến vỉa hè và quay clip
giới thiệu trên kênh truyền hình CNN. Món cơm hến phải có một hương vị đặc biệt và
Antony Boudain cũng phải có một cảm tình đặc biệt với món ăn, với người bán, với
người dầm mình lặn hến dưới sông... thì ông mới dành thời gian giới thiệu cơm hến
Huế trên một kênh truyền hình nổi tiếng thế giới. Sự giản dị, thiện lương của con người
chỉ có thể cảm bằng trái tim, không thể nói hết bằng lời và món cơm hến Huế có cả hai.
Xin dẫn bài “Lục bát đặc sản Huế” của nhà thơ Võ Quê viết về cơm hến:
“Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”.
Bánh bột lọc là món đặc sản gây “trăm nhớ nghìn thương” cho nhiều người vì quá
ngon và “rất Huế” không thua gì món cơm hến. Bánh bột lọc cũng là nghề mưu sinh
phổ biến của nhiều phụ nữ nghèo ở Huế. Loại bánh này được làm bằng bột lọc với nhụy
là thịt heo và tôm rim, may mắn là Huế có nguồn nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt là
tôm. Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai với đặc điểm nước lợ cho loại tôm rảo thịt ngọt,
dai, vỏ mềm rất thích hợp cho món bánh bột lọc. Mà hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
ở Huế rộng nhất Đông Nam Á, trải dài qua địa phận của sáu huyện, thị xã nên nguồn
cung cấp tôm có đều khắp tỉnh, bánh bột lọc Huế được làm ở huyện nào, xã nào cũng
đều ngon như nhau.
Vài chục năm về trước, những người làm nghề bánh bột lọc thường làm bánh xong,
hấp chín và đi bán dạo, vậy cho nên mới nói đây là nghề dành cho người nghèo, ít vốn,
chỉ lấy công làm lời, nhiều khi bán ế còn phải ăn thay cơm, hết vốn là chuyện thường
ngày. Cũng khoảng hai mươi năm trở lại đây, khi giao thông dễ dàng, thuận tiện, nhanh
chóng, người du lịch đến Huế ngày càng nhiều thì món bánh bột lọc trở thành đặc sản.
Bánh làm xong được đóng gói, cấp đông gọn gàng, rất tiện lợi cho khách mua làm quà
tặng. Nghề làm bánh bột lọc ở Huế bây giờ cũng phát triển, không giàu có nhưng cũng
đủ sống. Và điều mừng là không còn lo bán ế phải ăn thay cơm, bây giờ bán bao nhiêu
thì hấp chín bấy nhiêu, khách ăn vừa nóng sốt, vừa ngon lành.
Đó là câu chuyện vui của bánh bột lọc hôm nay, còn với những mệ, những mạ Huế
đã lấy nghề này mưu sinh từ hơn bốn mươi năm có lẻ thì chuyện làm bánh lọc là câu
chuyện của cả một đời. Huế có hàng trăm quán bánh lọc bán tại nhà và trở thành những
địa chỉ thân quen với rất nhiều người. Người Huế xa quê vừa thưởng thức bánh vừa
ngắm căn nhà với kiểu thức truyền thống của nhà vườn Huế xưa để mà nghe thương
nhớ, hoài niệm dâng trào. Khách du lịch thì vừa thưởng thức đặc sản vừa ngắm nhìn
nếp sống của một gia đình người Huế bình dân. Những người ở Huế thì đến thưởng
thức món ăn thân quen và cùng trò chuyện với người làm bánh, nghe tình quê đằm thắm
trong lòng. Ai thường hay lên chơi miệt nhà vườn Kim Long sẽ biết tiếng quán bánh
mệ Hương - một trong những quán bán bánh lọc tại nhà sớm nhất ở Huế. Mệ Hương
tên đầy đủ là Kim Thị Hương, mệ làm bánh lọc và bánh nậm bán tại nhà cũng hơn bốn
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 245