Page 252 - Văn hoá Huế
P. 252
Thầy Truyền dịch thơ
n LÊ VIẾT XUÂN
uy Ông không dạy mình, nhưng từ lâu tôi đã quen gọi Ông bằng “Thầy” như
Tmột lẽ tự nhiên. Bởi vì đó là thầy dạy vợ tôi từ những năm 70 thế kỷ trước. Sau
khi bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Dược ở Rumania, trở về nước, ông làm cán bộ
giảng dạy (bộ môn bào chế) trường Đại học Dược Hà Nội. Vợ tôi là học trò của ông
khóa 30 (1975-1980). Một lần đến chơi ký túc xá sinh viên trường Dược ở dốc Thọ Lão
(phố Lò Đúc, Hà Nội), nghe các bạn giới thiệu có thầy giáo người Huế là đồng hương
đang ở cạnh, tôi tìm đến căn phòng nhỏ hẹp gia đình ông đang tá túc. Ông vồn vã đón
tôi, hỏi han, trò chuyện chân tình như người thân lâu ngày gặp lại. Thế là tôi quen Ông
và gọi “Thầy” từ đó. Ông là “người Huế roòng” (quê nội làng Chiết Bi, quê ngoại làng
Kim Long), sinh ra và lớn lên ở mảnh đất kinh kỳ “đẹp và thơ”, sau khi học hết cấp II,
mới theo cha tập kết ra miền Bắc. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Y tế đã nghỉ hưu hơn
20 năm nay, hiện đang sống cùng gia đình ở Hà Nội.
Mặc dù biết thầy Truyền yêu văn thơ, có viết văn và làm thơ và đã xuất bản cuốn hồi
ký “Để nhớ, để thương”, có nhiều bài thơ đăng trong các ấn phẩm của câu lạc bộ Haiku
Việt - Hà Nội và các ấn phẩm khác ở trong nước, nước ngoài; Ông cũng là thành viên
tích cực, uy tín, từng được giải thưởng thơ Haiku CROATIA năm 2014, nhưng khi nhận
cuốn sách mới của thầy, tôi vẫn vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên. Đó là cuốn tuyển tập
Haiku Romania do thầy dịch, nhà xuất bản Hội nhà văn vừa ra mắt bạn đọc.
Cuốn sách tuyển chọn, giới thiệu 12 tác giả Romania đăng trên tạp chí WORLD
HAK từ số 8 (2012) đến số 19 (2023) của Hiệp hội Haiku thế giới với 90 bài thơ được
dịch từ tiếng Romania sang tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là một việc làm không hề dễ,
bởi làm thơ đã khó, dịch thơ lại càng khó hơn. Đòi hỏi người dịch không chỉ nắm chắc
về thể loại thơ, thông thạo ngoại ngữ, mà quan trọng hơn còn phải có sự hiểu biết sâu
sắc văn hóa của đất nước và con người nơi sản sinh ra thơ may ra mới có thể lột tả được
hồn vía và thần thái nội dung các bài thơ. Thực sự, cuốn sách ra đời không phải ngẫu
nhiên, mà từ một cơ duyên, với thời gian 5 năm sống, học tập và trải nghiệm ở thủ đô
Bucarest tươi đẹp với thời thanh xuân sôi nổi và đáng nhớ nhất, thầy vừa được trang bị
kiến thức chuyên sâu về Dược, vừa tích lũy vốn liếng văn hóa của nước sở tại, thông
thạo tiếng Romaia “có lẽ ông là người duy nhất ở Việt Nam biết tiếng Romania” như
nhận xét của một người bạn Rumania đang sống ở Việt Nam. Đó là những yếu tố “cần”
và “đủ” để cuốn sách ra đời gửi đến tay bạn đọc hiện nay. Nếu tinh ý, bạn đọc sẽ nhận
thấy tính cách điềm đạm, khiêm nhường, đằm sâu trí tuệ, hòa quyện với tâm hồn Huế
đa cảm trong từng bài thơ Haiku thầy dịch, điều đó lạo tên tính cách nổi bật, đáng quý
của cuốn sách.
“Tôi đánh giá cao sự đóng góp đầy ý nghĩa của PGS. TS. Lê Văn Truyền… và tin tưởng
rằng ấn phẩm này sẽ là cầu nối giữa các haiJin Việt Nam và Romaia, tái khẳng định sự
đóng góp đáng kể vào hoạt động giao lưu nhân dân và cũng cố tình hữu nghị giữa hai dân
tộc chúng ta”, tôi đồng cảm với lời giới thiệu cuốn sách đầy trân trọng và thiện chí của bà
CRISTINAROMILA - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Romania tại Việt Nam n
250 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ