Page 243 - Văn hoá Huế
P. 243
con tôi đi thăm
mộ vào sáng
mồng Một, sau
khi đã cùng
nhau sửa soạn
mâm cơm cúng
Tất niên vào 30
Tết, mời ông
bà, anh Hai tôi
về ăn Tết trong
gian nhà đã đầy
ắp bóng mùa
xuân. Hai ngày
có lẽ là thiêng
Ảnh: Khánh Như
liêng và quan
trọng nhất của một năm, chính là đầu năm và cuối năm, cả nhà tôi đều dành cho những
người đã khuất. Bởi chúng tôi tin linh hồn của ông bà tôi, anh Hai tôi dù đang chu du
ở nơi nào khắp cõi nhân gian này, đều sẽ về đoàn tụ trong những ngày Tết - mùa của
sum vầy và an vui.
Sáng mồng Một năm nào, từ xưa ngái đến hiện tại, từ buổi khốn khó đến khi đã dần
đủ đầy, chúng tôi cũng đứng thành kính thật lâu bên những ngôi mộ. Như thể từng cánh
cửa ký ức khép lại lâu nay vừa được mở, mỗi người đều đang an trú trong vùng trời hồi
tưởng của riêng mình. Chúng tôi cầu mong bình an, phước lành năm mới. Đứa cháu
vừa lên chín tuổi của tôi cũng đứng chắp tay cúi đầu im lặng. Tin rằng khi lớn lên, cháu
tôi dù có đi đâu cũng sẽ biết ngoảnh lại mà tìm về mảnh đất cố cựu thân thiết. Trẻ nhỏ
đón Tết bằng những ngóng đợi hồn nhiên của trẻ nhỏ, còn người lớn bao giờ cũng dành
cho Tết những khoảng lặng, cho nỗi ưu tư ngẫm ngợi về thời gian, về muôn nẻo trầm
luân đời người.
Phía lưng núi, tượng Phật Thích Ca ẩn chìm giữa mù sương, những vạt rừng thâm u
gối đầu lên giấc xuân vừa chớm.
Xung quanh tôi, những gia đình nhiều thế hệ cũng đi thăm mộ vào ngày mồng Một.
Tôi nhận ra bên trong mỗi người Việt mình, dù Tết xưa, Tết nay, hay Tết của sau này,
của cả trăm năm nữa, vẫn luôn có một dòng chảy len lỏi âm thầm khởi nguyên từ nguồn
cội, tựa dòng máu nóng đổ về tim. “Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông
có nguồn”. Ông bà, cha má, những người quê tôi đã dạy chúng tôi như thế, bằng trọn
một đời hướng mặt về cố hương.
Thế gian này, dù là chất đầy những viễn ước ra đi hay buộc phải dứt mình ly xứ, có
trôi dạt qua bao nhiêu chân trời, bao nhiêu đại dương, châu lục thì mỗi người đều đã
ngấm vào da thịt một dáng dấp, một giọng nói cố hương. Dẫu trong hình hài nào, ông
bà vẫn luôn đợi con cháu khăn gói trở về sau dặm dài cơm áo.
Tôi khẽ cúi đầu trước bóng núi mùa xuân. Những sát na yên vui tựa pháo hoa
vừa loé nở. Tết, có nơi chốn nào thiêng liêng hơn được về lại gốc rễ cội nguồn,
cũng là về với lòng mình, rũ hết bao âu sầu cũ kỹ để đón những phúc lành thanh
tân phía trước n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 241