Page 223 - Văn hoá Huế
P. 223
xử. Những kẻ hay bịa đặt, ba hoa, chẳng được tích sự gì lại bị ví von qua hình ảnh “Vẽ
rắn thêm chân”, “Vẽ rồng vẽ rắn”; những người tâm địa xấu xa, giả tạo lại bị ám chỉ
qua các hình ảnh “Hang hùm, miệng rắn”, “Ấp rắn trong lòng”, “Khẩu Phật tâm xà”,
“Rắn đổ nọc cho lươn”… Những kẻ phản bội, vô liêm sỉ, quên mất cội nguồn bị người
Việt coi là kẻ “Cõng rắn cắn gà nhà”, phản bội dân tình, giết hại đồng bào, đồng chí”.
Khi nghiên cứu các biểu tượng văn hóa thế giới, các nhà khoa học cũng đồng
quan điểm rằng: “rắn là một con vật có sương sống hiện thân cho tâm hồn hạ đẳng,
cho cái tâm tăm tối, cho cái không bình thường, khó hiểu, huyền bí”. Rắn không chỉ
là biểu tượng của cái xấu xa, độc ác và phản bội trong văn hóa Việt Nam mà còn
được thể hiện rõ trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Người Pháp xem những kẻ
tiểu nhân, độc ác, gian xảo như loài rắn; người Do Thái cho rằng: rắn chính là hiện
thân của quỷ Satan chuyên hại người; người Sumeria lại cho rằng: rắn là kẻ gian
xảo chuyên ăn cắp và làm điều ác.
4. Rắn là biểu tượng của sự am hiểu, sâu sắc và khôn khéo
Đối lập với biểu tượng của sự độc ác, nham hiểm và phản bội, Rắn còn trở thành
biểu tượng của sự am hiểu, sâu sắc và khôn khéo. Người Việt cổ và một số dân tộc trên
thế giới tin rằng: rắn là hiện thân của các vị thần, rắn là cầu nối, là biểu hiện của sự
liên hệ giữa trời - đất và con người, giữa thần thánh với con người. Chính vì thế, rắn
trở thành biểu tượng của sự am hiểu sâu sắc và rộng rãi về tất cả các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội, là biểu tượng của trí tuệ thông thái. Đặc biệt, rắn là biểu tượng của sự hiểu biết
sâu sắc về triết học, có khả năng tư duy nhạy bén và sáng tạo. Rắn cũng là biểu tượng
của những tâm hồn sâu sắc, chín chắn và luôn cẩn trọng, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
khác nhau. Với khả năng di chuyển linh hoạt trong mọi điều kiện địa hình, không gian
khác nhau mà rắn thường được liên tưởng đến những người có lối sống, cách ứng xử
khôn ngoan và khéo léo. Với quan niệm: rắn là loài vật có sự am hiểu, sâu sắc và khôn
khéo, rắn được lấy làm biểu tượng của ngành y và ngành dược.
Đứng thứ sáu trong thập nhị chi (12 con giáp), rắn (tỵ) đại diện cho khung thời gian
từ 9 giờ đến 11 giờ sáng. Đây là lúc rắn hiền lành, thông thái nhất trong ngày và không
làm gì có hại cho đời sống của con người. Theo quan niệm của người Việt, những
người tuổi Tỵ (cầm tinh con rắn) thường có đặc điểm là ít nói nhưng rất cẩn trọng, chắc
chắn và thông thái. Người tuổi tỵ cũng rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc, biết cảm thông
nhưng đồng thời cũng tương đối cục tính và hay nổi giận. Người tuổi Tỵ cũng có khả
năng tư duy tốt, khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp. Với những đặc điểm về tính cách
như trên, người tuổi tỵ có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống nên luôn thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bằng việc kết hợp hài hòa giữa cách tiếp cận nội quan với tiếp cận ngoại quan và
phương pháp nghiên cứu tài liệu để nghiên cứu biểu tượng rắn trong nền văn hóa Việt
Nam; tác giả nhận thấy: rắn là một biểu tượng đa nghĩa, được tạo ra thông qua quá trình
phát triển lâu dài và có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố thực với các yếu tố hư cấu,
giữa đời sống với tôn giáo, tín ngưỡng và sự giao thoa văn hóa. Điều đặc biệt là những
ý nghĩa của biểu tượng rắn không mang tính thống nhất như đa phần các biểu tượng
văn hóa khác mà dung chứa các mặt đối lập, mâu thuẫn như: tốt và xấu, thiện và ác, cao
cả và thấp hèn, thật thà và gian xảo, trung thành và phản bội... Kết quả nghiên cứu cho
thấy: trong nền văn hóa Việt Nam, rắn là biểu tượng thủy thần; rắn là biểu tượng của sự
che chở, bảo vệ; rắn là biểu tượng của sự độc ác, nham hiểm, phản bội và rắn cũng là
biểu tượng của sự am hiểu, sâu sắc và khôn khéo n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 221