Page 218 - Văn hoá Huế
P. 218

không có trang trí .
                               2
                Linh vật rồng xuất hiện trên trang phục Đại triều của hoàng đế vô cùng phong phú.
             Theo Hội điển, mũ đại triều là loại Cửu Long Thông Thiên đính 31 hình rồng bằng
             vàng tốt, mắt rồng khảm bằng hạt trân châu nhỏ. Các hình rồng này được chế tác hết
             sức tinh xảo, mỏng nhẹ và sinh động; khi nhà vua cử động hay di chuyển sẽ có cảm giác
             tất cả chúng cũng đều đang chuyển động theo.
                Áo hoàng bào kiểu ngũ thân tay rộng cổ tròn (viên lĩnh) may bằng sa đoạn, màu
             vàng chính sắc. Trên áo thêu hình 9 con rồng ở các vị trí khác nhau với các tư thế khác
             nhau cùng mây, sóng nước và 4 chữ “phúc thọ”. Trong áo lót sa dày thời hoa tứ hữu,
             hoặc trừu đỏ hoa tứ hữu, 2 cánh bằng đoạn màu lam thẫm, đậu loại tơ bát ti trắng bóng,
             mặt trước, mặt sau có hai chữ “vạn thọ” mỗi mặt ba hình rồng. Hai tay áo mỗi tay có 1
             hình rồng… Cổ áo bằng đoạn đậu tơ bát ti bóng màu tuyết trắng. Hai dải rủ xuống đều
             thêu rồng mây.
                Xiêm (thường) thì dùng sa mỏng trắng bóng, toàn sợi tơ có hoa màu đỏ, dệt kiểu
             rồng cuộn tròn (viên long), song nước (thủy ba), cổ đồ, bát bảo, dưới nối bằng đoạn
             gấm hoa hồi văn dây leo, lan can đỏ, trong lót lụa đỏ, gấm hạng nhất toàn hoa kim liên,
             màu lục hay màu lam, áo nối bằng lụa mộc.
                Đai bằng vàng, không có hình rồng nhưng đính sừng tê, khảm 92 hạt trân châu.
                Bít tất (hộ tất) thì thân bằng tơ, đậu tơ bát ti trắng bóng nhuộm màu lam thẫm,
             khoảng giữa bằng tơ bát ti trắng bóng màu tuyết, dưới bằng vải tây màu tuyết trắng
             phối hợp với gấm hạng nhất thuần hoa kim liên, lẫn lan can kim tuyến, trên thắt vào cái
             bọc đầu gối bằng tơ đậu tơ bát ti trắng bóng nhuộm màu vàng chính sắc, thêu rồng mây,
             thủy ba và hồi văn, kim tuyến…
                Hia bằng tơ, đậu tơ bát ti màu đen, thêu rồng, mây, song nước và hoa bằng kim
             tuyến, trong lót tơ bát ti  màu đỏ. Rồng trên hia tạo hình giáng long nhưng đầu vẫn
             vươn lên ngẩng cao.
                Đối với trang phục Thường triều của hoàng đế, mũ dùng loại Cửu Long Đường Cân
             (gọi tắt là Đường Cân). Đây là loại mũ có phần gáy nhô cao tựa như búi tóc, lại choãi
             ra hai bên như hình chữ bát; phần phía trước tròn, trang trí đôi rồng chầu về mặt trời ở
             trung tâm (lưỡng long triều nhật), các hình rồng khác cũng làm bằng vàng, đính lên mũ
             với nhiều tư thế khác nhau.
                Áo hoàng bào dùng trong Thường triều phục cũng được chế tác rất cầu kỳ không
             kém hoàng bào dùng trong Đại triều phục, đây cũng là loại áo ngũ thân tay rộng, cổ
             tròn. Điểm khác biệt lớn nhất là hoa văn rồng trang trí trên áo chủ yếu là rồng ổ (viên
             long) lớn, mắt rồng khám hạt hổ phách màu huyền; ngoài ra là các họa tiết cổ đồ, bát
             bảo, sóng nước, các chuỗi hạt trân châu…
                Lễ phục tế Giao (tế Nam Giao) là loại trang phục Cổn Miện. Đây là loại tế phục đã
             được các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ sử dụng nhưng thời Lê Trung Hưng loại bỏ. Đầu thời
             Nguyễn, khi tế Nam Giao, hoàng đế vẫn mặc Đại triều phục hành lễ. Từ năm 1830, vua
             Minh Mạng lại đặt ra quy chế Cổn Miện. Trang phục Cổn Miện rất cầu kỳ, bao gồm

             2.  Tiện phục là trang phục mặc khi sinh hoạt bình thường. Tiện phục của hoàng đế là loại áo ngũ thân tay
             hẹp, thường để trơn hoặc trang trí đơn giản. Tang phục là trang phục mặc trong tang lễ, về cơ bản tang
             phục ủa hoàng đế cũng như người bình thường, dung vải xô, màu trắng, không trang trí.

             216  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223