Page 220 - Văn hoá Huế
P. 220
BIỂU TƯỢNG RẮN
TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
n NGUYỄN THANH TUẤN *
ùng với quá trình hình thành và phát triển của văn hóa, biểu tượng đã trở thành
Cmột phần quan trọng trong tư duy và giao tiếp của con người. Biểu tượng vừa
mang những đặc trưng chung của nhân loại và tôn giáo, vừa mang những nét riêng của
từng dân tộc và từng nền văn hóa khác nhau. Nếu tư duy khoa học là tư duy logic thì
ngược lại tư duy văn hóa là kiểu tư duy hình tượng nên khi nói đến các nền văn hóa
khác nhau trên thế giới, người ta nghĩ ngay đến hệ thống các biểu tượng. Nhà nghiên
cứu Vũ Dũng cho rằng: “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện
xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang
tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá
khứ và tương lai”. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Trung tâm từ điển học năm 2003 giải thích rằng: biểu tượng là “hình thức của nhận
thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác
động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh
của các sự vật, sự việc và hiện tượng được con người xây dựng dựa trên một quá trình
lâu dài của cảm giác, tri giác, trực giác bằng cả thực tế và tưởng tượng. Nó là những
hình ảnh mang ý nghĩa phổ quát, thống nhất và ổn định biểu hiện một nội dung cụ thể,
rõ ràng.
Mỗi nền văn hóa là một hệ thống biểu tượng phong phú. Nó vừa là phương tiện vừa
là đối tượng, vừa là mục đích của quá trình hình thành và hoàn thiện một nền văn hóa.
Để tìm hiểu, nghiên cứu một nền văn hóa có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường khác
nhau. Một trong số đó là khám phá hệ thống biểu tượng, dựa vào biểu tượng để khai
thác các tầng nghĩa, các giá trị ẩn sau các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể. Việt
Nam là một nền văn hóa độc đáo, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi tiểu gia súc. Văn hóa Việt Nam là một thế giới đầy
ắp các biểu tượng. Hầu hết các biểu tượng văn hóa Việt là những sự vật, sự việc gần
gũi thân thương và luôn gắn liền với cuộc sống lao động của cư dân làm nông nghiệp.
Cũng giống như các biểu tượng khác, rắn trong nền văn hóa Việt Nam mang tính
đa nghĩa, trừu tượng và đậm nét văn hóa Việt. Điều đặc biệt là biểu tượng rắn còn
dung chứa các ý nghĩa đối lập, tương phản nhau một cách rất rõ ràng. Được phát
triển từ đặc điểm của loài vật có thật trong tự nhiên, gắn liền với nền nông nghiệp
trồng lúa nước, chăn nuôi tiểu gia súc và đánh bắt thủy hải sản; hình ảnh, đặc điểm
của loài rắn được trừu tượng hóa và kết tinh thành biểu tượng văn hóa. Trong quá
trình biểu tượng hóa hình ảnh và đặc điểm của loài rắn, những nét tự nhiên, đặc
trưng của loài cũng được ánh xạ một cách rõ ràng vào nền văn hóa Việt Nam. Điều
đó tạo nên một biểu tượng rắn vừa đa nghĩa, trừu tượng, vừa mang ý nghĩa đối lập,
tương phản nhưng cũng rất gần gũi.
---------------------------------------------------
* Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
218 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ