Page 224 - Văn hoá Huế
P. 224
Bài thơ Rắn của LÊ QUÝ ĐÔN
n ANH HÙNG
hầu hết các thời kỳ lịch sử, trong nền văn hóa Việt Nam đều hiện hữu những
Ở tác phẩm đặc sắc và những con người tài hoa. Nhưng điển hình và ấn tượng bậc
nhất có lẽ là bài thơ Rắn rất độc đáo của thần đồng Lê Quý Đôn.
Lê Quý Đôn (1726-1784) là nhà bác học xuất chúng trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Bằng bộ óc cực kỳ thông minh, năng lực sáng tạo cao cùng sức nhớ mãnh liệt
(cường ký), ông nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội lẫn khoa học tư
duy, đi tiên phong trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, để lại hàng trăm bộ sách đồ sộ
với những thành quả vượt thời gian. Trí tuệ uyên bác của ông từng được người đương
thời đánh giá qua câu: “Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn” (Trong thiên hạ, có gì không
biết, xin cứ đến hỏi ông Bảng nhãn Lê Quý Đôn). Ông cũng là một vị quan rất mực yêu
nước thương dân, dũng cảm và năng động với các dự án cải cách táo bạo, được triều
đình Lê - Trịnh trọng dụng, phong tới chức Hành Tham tụng (Quyền Tể tướng). Ông
còn là một nhà văn hóa lớn, một nhà văn độc đáo, một nhà thơ tài hoa.
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn sáng dạ nhưng khá nghịch ngợm. Có lần, đang cùng lũ trẻ
tắm sông thì một viên quan thượng thư đi qua hỏi thăm đường. Thấy khách hỏi đúng
nhà mình, cậu bé Đôn liền trần truồng chạy lên, đứng dạng hai chân dang thẳng hai tay
ra, lém lỉnh: “Đố ông chữ gì đây, nếu ông đoán được cháu sẽ chỉ nhà cho”. Bực vì đứa
trẻ ngỗ ngược, khách định im lặng bỏ đi, nhưng bọn dưới sông reo ầm: “Ê! Ông quan to
thế kia mà không biết chữ!”. Ông ta tức quá, dướn cổ làu bàu: “Chữ đại (大) chứ gì!”.
Chẳng ngờ, Đôn thích chí, trỏ tay rồi cười lớn: “Ông bỏ sót “cái chấm” bên dưới rồi!
Đây là chữ thái (太) chứ?!”.
Ngạc nhiên trước sự thông minh, tinh tường của cậu bé ngộ nghĩnh, hỏi ra mới
biết nó chính là con của bạn mình, khách vui lắm, vào nhà đem chuyện thuật lại.
Đôn bị bố gọi mắng: “Mày chỉ quen thói lếu láo, cha mẹ răn dạy chẳng nghe. Thật
không biết hổ thẹn với truyền thống gia đình… Bây giờ nằm sấp xuống đây chịu
roi!”. Cậu bé ngập ngừng chuẩn bị nằm xuống thì ông khách liền xin cho và bảo
nếu có thể, hãy làm thơ ứng khẩu tạ lỗi. Đôn mừng rỡ, chắp tay xin khách ra đầu
đề. Ông khách cười hóm hỉnh: “Cháu cứ lấy lời trách rắn đầu biếng học của cha mà
làm đề cho một bài thơ răn học vậy!”.
Đôn ứng tác đọc luôn một mạch:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học ắt không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo
Lằn lưng cam chịu vệt năm ba
Từ nay trâu lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Bài thơ thật hợp cảnh hợp thời vì tuy ngắn nhưng nó đã gói ghém trọn vẹn mọi
yếu tố liên quan đến trạng thái hiện thực của tác giả: môi trường gia đình, sự lười học
222 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ