Page 219 - Văn hoá Huế
P. 219
mũ Miện, áo Cổn (Long Cổn), Thường, Kế y, Tế tất, Đại thụ, Ngọc bội, Cách đới, Đại
đới, Bít tất và Hia.
Mũ Miện hay còn gọi mũ Bình Thiên là loại mũ trên vuông dưới tròn, đính hai chữ
vạn thọ hoặc hai chữ thiên địa bằng vàng, có 12 hình rồng mây, 6 hình ngọn lửa, 2 thùy
văn, hai nhiễu tường, 1hoa sen, 1 đóa mây, 1 liên đằng chạy quanh thành mũ, 256 hạt
vàng, 2 chúc, 2 khuyên. Mặt trước và mặt sau có 24 dải lưu, hai bên phải trái mỗi bên
một dải lưu, đều xâu chuỗi bằng san hô, trân châu, pha lê và các hạt vàng, tổng cộng
300 hạt. Xung quanh có mạng kim tuyến đính kết với 400 hạt vàng ngọc. Phàm là mắt
rồng đều khảm các hạt trân châu nhỏ…
Áo Cổn may bằng sa mát bóng thuần chỉ, màu thiên thanh, thêu 6 chương: nhật,
nguyệt, tinh thìn, sơn, long, hoa, trùng. Dải thùy lưu thêu hình rồng mây hoặc may
bằng sa mát bóng thuần chỉ màu tuyết bạch. Ống tay áo thêu hình rồng mây. Cổ áo
may bằng đoạn bát ti màu quan lục… Đáng chú ý là trên áo Cổn có 9 hình rồng ở
các tư thế khác nhau, con ở chính giữa ngực kiểu rồng thăng, khá nhỏ; hai tay áo
mặt trước và sau thêu hình rồng lớn chạy về hai phía kiểu long giáng, cửa tay áo
thêu hình long truy; hai dải thùy áo thêu hình long thăng nhưng tư thế lại khác kiểu
rồng ở ngực áo.
Thường (xiêm) thì không thêu hình rồng nhưng có thêu 6 chương: Tảo, hỏa, phấn
mễ, phủ, phất, tông di; 6 chương này hợp với 6 chương thêu trên áo cổn để đủ 12
chương (mũ 24 lưu, áo xiêm có 12 chương, ý nghĩa tượng trưng cho 12 tháng và 24
tiết trong năm). Kế y (áo lót cổ tròn), Tế tất và Đại thụ thì đều có thêu hình rồng mây.
Ngay cả đôi hia trong bộ trang phục cổn miện cũng thêu nổi hình hai cặp rồng trong tư
thế long giáng rất sinh động.
Lễ phục Xuân thu là loại lễ phục hoàng đế mặc khi tế tông miếu. Đầu thời Nguyễn,
vua Gia Long quy định ít nhất có 3 loại lễ phục Xuân thu tùy theo quy mô lễ tế. Đến
thời Minh Mạng thì quy định thống nhất thành một kiểu. Lễ phục Xuân thu gồm mũ
Xuân Thu, một kiểu mũ tròn, có phần sau nhô cao như búi tóc, hai bác sơn hai bên rủ
xuống. Thân mũ và bác sơn trang trí hình 4 con rồng. Áo kiểu giao lĩnh (cổ chéo) làm
bằng sa mát thuần chỉ, màu thiên thanh, thêu hình rồng mây, sóng nước… Bít tất bằng
tơ màu bảo lam, hia màu thâm.
Quân phục của hoàng đế triều Nguyễn được quy định khá cụ thể. Khi duyệt binh
quân phục gồm mũ võ Đại Long làm bằng tơ long vũ màu đen, lót đoạn bát ti màu vàng
chính sắc, lan can kim tuyến của tây dương đính 4 hình rồng bằng vàng, 1 hình ngọn
lửa, 2 hình rồng mây… Áo bào thì sử dụng loại áo tay hẹp làm bằng sa bóng màu vàng
chính sắc, thêu rồng mây, sóng nước, cổ đồ, bát bảo, mắt rồng khảm trân châu. Đi kèm
còn có áo ngắn mã quái, thường, bít tất, hia… Khi cày ruộng Tịch Điền hoàng đế cũng
mặc tương tự, chỉ khác là đội mũ Cửu Long Đường Cân.
*
Như vậy có thể nói, hình tượng rồng trên trang phục hoàng đế triều Nguyễn hết sức
phong phú; rồng xuất hiện ở nhiều vị trí với nhiều tư thế khác nhau: long thăng, long
giáng, long truy… từ trên mũ mão đến long bào, long cổn, xiêm, bít tất đến tận hia,
hài… Tất cả hình rồng này đều được nghệ nhân cung đình chế tác hết sức tinh xảo,
công phu bằng vật liệu quý mà chủ yếu là vàng, ngọc; và chúng đều là loại rồng 5
móng, tượng trưng cho Thiên tử, người đứng đầu và cai trị thiên hạ. Trên thực tế, hình
tượng rồng trên trang phục hoàng đế không chỉ là thương hiệu, phương tiện nhận diện
mà còn góp phần làm nên giá trị đặc biệt của loại hình trang phục này n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 217