Page 228 - Văn hoá Huế
P. 228
NGÀY XUÂN LẠM BÀN
VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC
n BẢO MINH
rang phục và cách ăn mặc không phải là vấn đề mới, nhưng luôn là vấn đề được
Tmọi người quan tâm. Đời sống ngày càng khấm khá, phát triển, thì việc ăn mặc càng
được chú trọng. Đã qua cái thời kỳ “ăn no, mặc ấm” và bước vào thời kỳ “ăn ngon, mặc
đẹp”. Việc ăn mặc như thế nào khi ra đường hay tham gia các sự kiện càng được mọi người
chú ý. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, giao thoa văn hóa, hội nhập và phát triển, thì văn
hóa trang phục trở thành vấn đề được các dân tộc, quốc gia đặc biệt quan tâm. Vấn đề quốc
phục cũng được các quốc gia xây dựng và đưa vào những quy định chính thống.
Thực tế, diện mạo của một người phụ thuộc khá nhiều vào trang phục, đúng như câu ca
ông cha xưa từng nói “Người đẹp vì lụa”. Trang phục là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên
sâu và xem như là một biểu trưng văn hóa. Hàng ngàn nhà thiết kế thời trang không ngừng
sáng tạo ra những kiểu dáng mới lạ, độc đáo để đáp ứng nhu cầu của con người. Các phụ
kiện đi kèm cũng phong phú không kém, muôn hoa khoe sắc. Trong xã hội hiện đại, trang
phục không chỉ phục vụ nhu cầu giữ ấm mà còn thể hiện một nét văn hóa hay đặc trưng
truyền thống của một dân tộc. Sự phong phú, đa dạng của trang phục đã làm giàu thêm đời
sống văn hóa của con người.
1. Thế giới và trang phục
Truyền thông từng phản ánh về một câu chuyện được kể lại rằng: Có một vị Bộ trưởng
của một quốc gia châu Phi đã tổ chức một bữa tiệc trưa tại một khách sạn lớn để chiêu đãi
nhân viên của một công ty xây dựng đang làm việc tại địa phương. Phía chủ nhà ăn mặc
chỉnh tề trong bộ vest trang trọng, trong khi nhân viên công ty lại ăn mặc rất tùy tiện, không
phù hợp với khung cảnh lúc đó. Vị Đại sứ có mặt tại sự kiện, đã lập tức phê bình điều này.
Sự phê bình này hoàn toàn cần thiết, bởi đây là vấn đề thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà
và coi trọng buổi tiệc, đồng thời cũng là vấn đề lễ nghi quốc tế.
Trên thế giới, từng có một số nhà hàng, quán ăn cao cấp từ chối phục vụ những người
ăn mặc không chỉnh tề. Một số địa điểm công cộng hay nơi tôn nghiêm cũng cấm người
không ăn mặc nghiêm túc vào trong. Các nhà hát, phòng hòa nhạc thậm chí còn có yêu cầu
khắt khe hơn.
Thông lệ quốc tế, khi nhận được thiệp mời dự tiệc, mọi người thường thấy ở góc
dưới bên trái của thiệp có ghi chú các từ như “Formal” (trang trọng), “Informal” (không
trang trọng), “Black Tie” (áo lễ phục đen) hoặc đôi khi là “Casual” (thoải mái). Những
từ này cho thấy yêu cầu của chủ tiệc đối với trang phục của khách tham dự. Nếu là một
bữa tiệc tương đối trang trọng (như tiệc tối) mà chủ nhà không ghi rõ yêu cầu về trang
phục trên thiệp mời, người tham dự thường mặc theo cách thông thường, và đôi khi
khách còn chủ động gọi điện hỏi chủ nhà để làm rõ. Điều này cho thấy mọi người rất
chú trọng đến phép lịch sự trong vấn đề này. Việc chủ tiệc nêu rõ yêu cầu về trang phục
trên thiệp mời phản ánh suy nghĩ của họ về tính chất của buổi tiệc, nhằm thể hiện sự
trang trọng, nồng nhiệt hoặc thân thiện, gần gũi.
Thông thường, người Mỹ ăn mặc khá thoải mái trong cuộc sống hàng ngày, không quá gò
bó. Họ thích những trang phục tiện lợi, thoải mái nhưng vẫn đẹp mắt. Một số người còn dùng
226 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ