Page 227 - Văn hoá Huế
P. 227
Tỵ). Tháng này, thời tiết cũng bắt đầu nóng nực vì mùa Xuân đã dần chuyển qua mùa
hè. Một ngày có 24 giờ, giờ Tỵ là giờ con rắn (từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa). Từ giờ
này con rắn cũng ít bò ra khỏi tổ. Năm nào mang tên của con rắn (năm Tỵ) thì thường
có mưa nhiều, lũ lớn. Hẳn là vì vậy mà người xưa hay nhắc đến câu: “Lụt tràn Quý Tỵ”.
Cùng họ với con trăn, rắn là con vật hoang dã. Hẳn là vì vậy mà không ít người rất
thích ăn thịt rắn. Thuở xưa, ở Nam Bộ đã có làng lấy rắn hổ mang làm ra một món ăn
quý để đãi khách, để dâng lên quan trên. Không ít tiệm ăn lớn ở Hà Nội, Hải Phòng,
Lào Cai… có món ăn được chế biến từ thịt rắn. Lại có nhà dùng thịt rắn hổ mang nấu
chung với thịt mèo đen, chân giò heo và một số vị thuốc Bắc để tạo nên một món ăn
quý giúp cho việc chữa một số bệnh của con người.
Rắn là con vật hoang dã, nhưng cách đây mấy ngàn năm nó đã được khắc vào trống
đồng thời kỳ văn hoá Đông Sơn. Nó cũng xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ, ca dao dân
gian. Xin được dẫn đôi ba câu làm ví dụ:
- Len lét như rắn mồng năm.
- Rắn gìa thì rắn lột
Người già thì chui tuột vào săng (hòm).
- Rắn mai tại chỗ, rắn hổ về nhà.
- Rắn đứt đầu, rắn sầu không chạy
Chim đứt cánh, chim chẳng biết bay
Từ ngày anh xa con bạn đến nay
Cơm ăn chẳng đặng, áo gài hở bâu.
- Hai ta như rắn có đôi
Như chim có cặp, như nồi có vung.
Năm Giáp Thìn sắp qua, năm Ất Tỵ sắp đến, nói đôi điều về con rắn để hiểu thêm
các con vật sống ở quanh ta và cách nhìn nhận của con người về con vật đó. Con rắn
là con vật hoang dã nhưng đã được con người đưa vào lịch pháp, vào văn chương. Đó
cũng là một điều thú vị n
Trò chơi rồng rắn lên mây. Nguồn: Internet
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 225