Page 226 - Văn hoá Huế
P. 226
NĂM ẤT TỴ NÓI ĐÔI ĐIỀU VỀ CON RẮN
trong cuộc sống và trong văn hoá
n TRẦN HOÀNG
ồi nhỏ, học ở trường làng, lũ học sinh tiểu học chúng tôi đã được các thầy
Hcô giáo dạy cho biết: “Rắn là loài bò sát không chân” và nhắc nhở chúng
tôi nếu gặp rắn thì phải tránh xa vì rắn có nọc rất độc… Khi nghỉ giải lao giữa giờ
học, ra sân chơi có đứa bạn tôi đã tinh nghịch đọc chệch câu ấy thành câu “Rắn là
loài bò… sát không chân”. Nghe bạn đọc vậy, chúng tôi không đứa nào là không
cười, không vui.
Lớn lên, qua thực tế cuộc sống và sách báo, chúng tôi biết rắn có rất nhiều loại
với nhiều tên gọi khác nhau, ví như: rắn cạp nong (một loại rắn độc, mình có vằn
ngang như cái cạp nong), rắn nước, rắn gió (loại rắn mình thon, bò rất nhanh), rắn
đòn cân, rắn giun (loại rắn độc nhỏ con có màu đen như con giun), rắn hổ lửa, rắn
mai gầm, rắn hổ mang, rắn lục (rắn có màu xanh như lá cây) v.v… Tựu trung, có thể
phân rắn thành hai loại
chính: loại rắn trên đất
liền, nơi núi đồi, đồng
ruộng, loại rắn sống nhiều
ở nơi ao, hồ, đầm phá,
sông, biển… Loại rắn
thứ hai được dân gian gọi
là rắn nước và được các
nhà nghiên cứu văn hoá
xếp vào nhóm sinh vật
âm tính - đối lập với các
sinh vật dương tính sinh
ra và chuyên sống ở vùng
đồi núi, ruộng đồng, làng
quê, phường phố (như
hổ, báo, hươu, nai, chim
chóc, trâu, bò, mèo, gà,
vịt v.v…).
Trong bộ lịch mười hai
con giáp của người phương
Đông, con rắn được xếp
vào hàng thứ 6 đứng ngay
sau con rồng (Thìn - Tỵ).
Tháng 4 cũng là tháng
mang tên con rắn (tháng Ảnh: Khánh Như
224 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ