Page 207 - Văn hoá Huế
P. 207

GIỚI THIỆU MỘT DỊ BẢN TRUYỆN THƠ

                        QUÝ NGỌC - THOẠI HƯƠNG



                                                                    n ĐỖ VĂN LÂN sưu tầm
                                               TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG giới thiệu



                   rong kho tàng văn học dân gian Thừa Thiên Huế, thể loại truyện thơ không
              Tphong phú bằng các thể loại khác như ca dao, câu đố, vè, truyền thuyết, tục ngữ,
            và truyện cổ tích. Nhưng truyện thơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục
            nhân cách sống mà người bình dân đã gửi đến cho thế hệ trẻ hôm nay.
               Về số lượng tác phẩm truyện thơ ở Thừa Thiên Huế cho đến năm 2012, nhà nghiên
            cứu Triều Nguyên cho rằng “Truyện thơ là thể loại có số lượng tác phẩm không nhiều.
            Và chỉ có 4 truyện thơ gồm:
               - Truyện Du lịch thiên đàng, gồm 143 dòng thơ.
               - Truyện Trò Siêu - O Hiên, gồm 214 dòng thơ.
               - Truyện Thoại Hương - Quý Ngọc (mới sưu tầm được phần đầu), gồm 185 dòng thơ.
               - Truyện Mã Phụng - Xuân Hương, gồm 4267 dòng thơ” .
                                                                     1
               Trong 4 tác phẩm truyện thơ nói trên, chỉ có truyện Thoại Hương - Quý Ngọc là
            chưa sưu tầm đầy đủ, đó cũng là niềm trăn trở của nhà nghiên cứu Triều Nguyên trước
            khi ông rời cõi tạm. Mặc dầu khi còn sống, ông cũng đã cất công đi tìm, dò hỏi, tra cứu
            tư liệu, kết nối nhiều thế hệ, vùng miền làng quê để tìm đầy đủ văn bản nhưng cũng
            trong vô vọng. Với 185 câu thơ của truyện thơ Thoại Hương - Quý Ngọc mà nhà nghiên
            cứu Triều Nguyên công bố thì câu chuyện của Thoại Hương - Quý Ngọc được tóm tắt
            như sau: “Thoại Hương ở nhà với mẹ chồng, rất hiếu thuận, còn Quý Ngọc phải đi học
            xa. Một hôm nàng nằm mơ thấy rồng đoanh và mang thai. Mẹ chồng nghi ngờ Thoại
            Hương ngoại tình, nhắn Quý Ngọc về, hoặc con phải li dị vợ. Trên đường về lại nhà của
            mình, Thoại Hương đi ngang qua một khu rừng thì gặp một con hổ bị mắc bẫy. Thoại
            Hương đồng ý tháo bẫy cho hổ với điều kiện hổ phải ăn thịt cô. Nhưng khi ra khỏi bẫy,
            hổ không chịu ăn thịt Thoại Hương mà đòi bà mẹ chồng không biết phải trái của nàng
            phải đền mạng. Thoại Hương đã van nài, xin đem thân mình để cứu bà lão” . Cũng
                                                                                       2
            theo nhà nghiên cứu Triều Nguyên “hiện chưa sưu tầm được phần sau, nhưng từ đặc
            điểm của thể loại có thể cho biết phần kết thúc có hậu của nó” .
                                                                        3
               May thay, từ năm 2023, tôi được họa sĩ Đỗ Văn Lân công tác tại Sở Văn hóa và Thể
            thao cho biết anh có sưu tầm được một bản truyện thơ Quý Ngọc - Thoại Hương. Tôi
            cho anh biết đó là một dị bản mới phát hiện và khuyên anh nên ghi chép lại được chừng
            nào hay chừng nấy. Và kết quả thật đáng khâm phục, một văn bản truyện thơ Quý Ngọc
            - Thoại Hương dài 301 câu thơ lục bát, có chêm xen 2 câu 4 chữ (tất nhiên là chưa kịp
            khai thác hết thì bố của anh Đỗ Văn Lân - người thuộc văn bản và đọc cho anh ghi đã
            qua đời), đó là điều đáng tiếc. Nhưng dù sao đi chăng nữa, đây là văn bản quý, có thể


            1. Triều Nguyên (biên soạn): Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Tập III: Vè, Truyện thơ. Nxb. Thuận Hóa,
            Huế, 2012, trang 27.
            2. Triều Nguyên (biên soạn): Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Tập III: Vè, Truyện thơ. Nxb. Thuận Hóa,
            Huế, 2012, trang 27.
            3. Triều Nguyên (biên soạn): Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Tập III: Vè, Truyện thơ. Nxb. Thuận Hóa,
            Huế, 2012, trang 27.
                                                               SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   205
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212