Page 203 - Văn hoá Huế
P. 203
Tưởng nhớ những năm tháng
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU Ở HUẾ
n NGUYỄN DUY TỜ
hông phải đến tận năm 1805, ở tuổi 41, được triều đình nhà Nguyễn bổ chức
KĐông Các Học sĩ, trao cho tước Du Đức hầu, Nguyễn Du mới vào Huế. Từ 12
năm trước (1793) nhà thơ đã từng tới kinh đô Phú Xuân, vào thăm người anh ruột là
Đông Các Đại Học sĩ Nguyễn Nễ (hay Nguyễn Đề) bấy giờ đang trông coi việc văn
thư ở Cơ Mật Viện triều Tây Sơn. Đấy là lúc Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời
mới tròn một năm, Quang Toản nối ngôi với trăm mối âu lo. Chẳng hiểu vì sao những
tháng ngày lẽ ra rất đáng nhớ này lại không lưu lại gì trong tác phẩm của ông. May mà
chuyện này được ghi đậm trong Quế Hiên thi cảo của Nguyễn Nễ (hay Nguyễn Đề) với
năm bài có đề từ rất rõ: Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc hoàn (Đưa tiễn em Tố
Như từ kinh đô Phú Xuân trở về Bắc).
Lịch sử như một dòng sông chảy mãi mà đời người thì có hạn. Năm nhà thơ chào đời
(1765), người cha Nguyễn Nghiễm đã làm Tể tường trong triều Lê - Trịnh. Năm 1775,
cụ Nguyễn Nghiễm mất, Nguyễn Du mới 11 tuổi. Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tam trường
(tú tài). Ba năm sau, khi ông đang làm Chánh Thủ hiệu Thái Nguyên thì thời vận vua Lê
chúa Trịnh tới hồi suy tàn. Nguyễn Huệ ra Bắc diệt họ Trịnh lộng hành, làm lễ thành hôn
với công chúa Ngọc Hân. Vua Lê Hiển Tông mất, truyền ngôi lại cho Lê Chiêu Thống.
Khi tiếng trống rền vang mừng đại thắng quân xâm lược nhà Thanh ở Đống Đa mùa xuân
1789 chưa kịp dứt thì những lời hiểu dụ của vua Quang Trung vang lên tha thiết kêu gọi
các quan văn võ triều Lê quy thuận ra giúp nhà Tây Sơn. Trong khi người anh là Nguyễn
Nễ (hay Nguyễn Đề) và người anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn thuận lòng thì Nguyễn Du vẫn
quyết định náu mình tận miền quê Quỳnh Côi - Thái Bình. Ông thấy “mắc nợ” ân lộc của
triều Lê - Trịnh nên ngại nhận bổng lộc của tân triều, sợ vướng phải điều trái lương tâm…
“Mười năm gió bụi” trên đất Thái Bình cộng với những năm tháng quay về quê cha Tiên
Điền ẩn dật dưới chân núi Hồng thấm thoắt qua đi 16 năm trời.
Năm 1802, vua Gia Long ngự giá Bắc thành, xuống dụ cho cựu thần nhà Lê đến nơi
hành tại, tùy tài bổ dụng. Nguyễn Du nhận chức Tri huyện Phù Dung, sau đó ba tháng
được phong Tri phủ Thường Tín. Thế mà, chưa đầy hai năm sau, mùa thu năm 1804,
Nguyễn Du cáo bệnh xin từ quan để về quê, khiến cho người cháu là Nguyễn Hành
(1771-1824) hết sức ngạc nhiên: “Thanh bình hà sự cố từ quan? - Đang buổi thanh
bình cớ sao chú lại từ quan mà về?”
Song tháng giêng năm sau (1805), Nguyễn Du quay lại chốn quan trường, và lần này
có tới 15 năm gần gũi với kinh đô Huế phồn hoa đô hội bậc nhất cả nước lúc bấy giờ.
Biên niên những sự kiện quan trọng cuộc đời làm quan mười mấy năm cuối đời của
Nguyễn Du có thể tóm lược như sau:
- 1805, 41 tuổi, tháng giêng, được thăng Đông Các Học sĩ, tước Du Đức hầu.
- 1807, 43 tuổi, được cử làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
- 1809, 54 tuổi, tháng 4, được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
- 1813, 49 tuổi, được thăng Cần Chánh Điện Học sĩ, tháng 2 được cử làm Chánh sứ
sang Trung Hoa.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 201