Page 205 - Văn hoá Huế
P. 205
- Dạ tọa (Đêm ngồi): “Bạch đầu sở kế duy y thực. Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên -
Bạc đầu luẩn quẩn ăn cùng mặc. Sao được nghêu ngao tự thiếu niên”.
- Thu nhật ký hứng (Ngày thu cảm hứng): “Tự thân bạch đầu khiếm thu thập.
Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân - Đầu bạc trách ta thu xếp vụng. Đầy sân lá úa
rụng tơi bời”.
Không có biến cố gì khiến ông phải nổi giận, bất mãn, bất đắc chí. Nhưng bàng bạc
trong cả tập thơ là một nỗi buồn thăm thẳm. Chiều bên sông “thanh phong niễu niễu”
(hiu hiu gió mát), đêm ngắm trăng sáng “lô hoa sơ bạch, cúc sơ hoàng” (lau chớm
trắng, cúc chớm vàng) lòng nhà thơ lúc nào cũng đượm buồn. Buồn vì “Khả liên đồng
thị vị quy nhân” (Buồn chung đất khách vẫn long đong). Buồn vì “độc bão hương
tâm”(ôm lòng nhớ quê). Buồn vì “Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông” (Một mình
bệnh rụi góc đông đế thành) mà “Cố hương cang hạn cửu phương nông. Thập khẩu hài
nhi thái sắc đồng” (Quê nhà hạn hán hại hoa màu. Mười đứa con thơ mặt tựa rau). Cho
nên một đêm cuối xuân “bế môn tạ tri giao” (đóng cửa không tiếp bạn tâm giao), nhà
thơ viết như thể gọi hồn:
Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ
Hồn hề! Quy lai! Bi cố hương!
(Ngẫu hứng công quán bích)
Chim cuốc kêu sầu, xuân đã hết
Hồn ơi! Về đi! Thương cố hương!
(Ngẫu hứng đề vào vách công quán)
Những tên đất, tên người xứ Huế được ghi lại trong tác phẩm của Nguyễn Du không
nhiều. Cả tập thơ Nam Trung tập ngâm chỉ có 4 bài nhắc tới Hương Cần, chùa Thiên
Thai, sông Hương và núi Ngự với không gian và tâm thế dậm màu suy tưởng, sâu nặng
nỗi lòng.
Hơn hai trăm năm nay, nhiều người, nhiều thế hệ vẫn không thể nào quên câu thơ của
đại thi hào trong bài Thu chí mỗi khi nhắc nghĩ tới sông Hương: “Hương giang nhất phiến
nguyệt. Kim cổ hứa đa sầu - Một mảnh trăng trên sông Hương. Gợi bao mối sầu kim cổ”.
Biết bao nỗi niềm chất chứa trước tuyệt tác sông Hương được thiên nhiên ban tặng hiện lên
như một bức tranh trong con mắt của nhà thơ. Cảnh và tình hòa quyện, như có lần nhà thơ
đã gửi gắm trong Truyện Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Mùa xuân, trước công quán, cung vua nhìn ngắm núi Ngự Binh xa xa bên kia sông
Nguyễn Du lại chạnh lòng nghĩ tới dòng đời: “Xuân tòng giang thượng lai hà xứ - Cảnh
xuân theo dòng nước trôi về đâu ?” và không quên tự soi thân phận mình: “Nhân ý thiên
nhai trệ nhất quan - Vì chút chức quan mà ta phải lần lữa nơi chân mây”.
Hương Cần xanh biếc liễu xanh cứ mãi day dứt tình cảnh kẻ Bắc người Nam, kẻ ở
người đi trong bài Tống nhân (Tiễn bạn): “Giang bắc, giang nam vô hạn tình - Kẻ phía
bắc sông, kẻ phía nam sông, tình chan chứa”
Có lẽ, Nguyễn Du không đến với thiên nhiên tươi đẹp của xứ kinh kỳ bằng tâm
thế của người đi tìm lạc thú tiêu dao. Không ít nhà thơ cùng thời đã làm như thế. Ông
không lấy cảnh để thỏa mãn thú ngao du mà mượn cảnh để ký thác nỗi niềm nhân sinh.
Vì thế, thơ ông để lại đấu ấn sâu đậm trong lòng người hậu thế.
Đã ngót hai trăm hai mươi năm đại thi hào Nguyễn Du vào làm quan, sống và làm
thơ ở xứ Huế. Và hơn hai trăm năm nay, kiệt tác Truyện Kiều vẫn còn để lại một câu
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 203