Page 204 - Văn hoá Huế
P. 204
- 1814, 50 tuổi, tháng 4, Sứ bộ do Nguyễn Du dẫn đầu hoàn thành công vụ về tới
kinh đô Huế.
- 1815, 51 tuổi, được đặc cách thăng Hữu Tham tri bộ Lễ.
- 1820, 56 tuổi, được vua Minh Mạng chọn làm Chánh sứ sang Trung Hoa cầu
phong, nhưng chưa kịp lên đường thì đột ngột nhuốm bệnh rồi mất vào ngày 16/9.
Có thể nói rằng, cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn, trên đất
kinh đô Huế, là khá suôn sẻ, được tin dùng, được giao trọng trách. Nhưng tìm trong sử
sách, trong thơ văn ông không hề thấy ông một lần tỏ ra đắc chí. Ông hay nói tới nỗi
“bạc đầu”. Chân dung ông trong bộ chính sử Đại Nam liệt truyện của triều Nguyễn là
một con người khá lạ lùng, xem ra không cầu cạnh, không thắm thiết gì cho lắm với
thời cuộc. Vua Gia Long có lần trách ông: “Nhà nước dùng người, cứ kẻ tài là dùng,
không phân biệt Nam, Bắc. Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bậc Á khanh,
biết việc gì thì nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, chỉ vâng dạ cho qua
chuyện”. Cái chết của ông là vì tai họa của một nạn đại dịch cướp đi sinh mạng của
206.835 người, thế mà được Đại Nam liệt truyện ghi lại với những chi tiết rất lạ: “Đến
khi bệnh nặng, không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, họ thưa đã lạnh cả
rồi, ông nói ‘Tốt” rồi mất, không trối lại một điều gì”. Thi thể của Nguyễn Du được mai
táng ở cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh (nay là khu vực An Hòa). Mùa hè năm 1824, con
trai ông là Nguyễn Ngũ đem hài cốt về táng ở quê nhà. Có một câu đối phúng viếng ông
được người đời sau truyền tụng mãi: “Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm.
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh - Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh,
sinh chẳng thẹn. Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh”.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có ba tập. Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài sáng tác
trong ba thời kỳ: “Mười năm gió bụi” ở Thái Bình, thời gian về quê nhà mà Đại Nam
liệt truyện nói là “tự ý đi chơi, săn bắn núi Hồng 99 ngọn, vết chân hầu khắp” và mấy
năm đầu ra làm quan với triều Nguyễn. Nam Trung tạp ngâm có 40 bài viết từ năm
1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi Nguyễn Du được thăng Đông Các Học sĩ vào
làm quan ở Huế cho đến khi ông thôi làm Cai bạ Quảng Bình. Bắc hành tạp lục có tới
132 bài, sáng tác chỉ trong năm 1813 là năm ông nhận nhiệm vụ đi sứ Trung Hoa, được
đặt chân đến rất nhiều địa danh nổi tiếng.
Lâu nay, trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người ta ít chú ý tới Nam Trung
tạp ngâm so với Thanh Hiên thi tập và Bắc hành tạp lục. Tập thơ chỉ có 40 bài, rất ít
trực tiếp trình bày quan điểm về các vấn đề tư tưởng, nhân sinh rộng lớn; mà chủ yếu
gởi gắm nỗi niềm đối với gia đình, quê hương, cảm nhận về những nơi ông sống và
làm việc, tâm sự về những nẻo đường công danh đượm buồn. Cũng như hai tập kia,
Nam Trung tạp ngâm có 6/40 bài nhắc tới chuyện “bạch phát”, “bạch đầu” mà cụ Đào
Duy Anh cho rằng “hình ảnh Nguyễn Du tuổi còn trẻ mà đầu đã bạc”. Rõ là, không chỉ
trong hoàn cảnh “mười năm gió bụi” hay đứng trước bức tranh lịch sử và con người
Trung Hoa có lắm điều suy ngẫm, nhà thơ mới thấy mình “già” đi, mà ngay cả trên
bước đường công danh nhìn chung không mắc mớ gì nhiều, ông vẫn không nguôi ngoai
nỗi “bạc đầu”:
- Vọng Thiên Thai tự (Trông chùa Thiên Thai): “Khả liên bạch phát cung khu dịch.
Bất du thanh sơn tương thủy chung - Thương cho đầu bạc còn vương lụy. Cùng với đầu
xanh trót phụ lời”.
202 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ