Page 202 - Văn hoá Huế
P. 202
2. Phát huy và đổi mới: Nhiều chương trình biểu diễn Ca Huế thính phòng phục vụ
tri âm, đào tạo khán giả; phục vụ du lịch qua hình thức biểu diễn trên sông Hương, các
khách sạn; phục vụ các sự kiện văn hóa, lễ hội cộng đồng.
3. Quảng bá quốc tế: Nghệ thuật Ca Huế không bị giới hạn trong phạm vi Việt Nam
mà vẫn được đưa ra thế giới qua các chương trình giao lưu văn hóa, biểu diễn tại nước
ngoài. Những chuyến lưu diễn này giúp Ca Huế tiếp cận khán giả quốc tế.
4. Công nhận và vinh danh: Ca Huế được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi
vật thể quốc gia, nhấn mạnh giá trị nghệ thuật, lịch sử và nhân văn của loại hình này.
Điều này thúc đẩy các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương tích cực hơn trong
việc làm
Nghệ thuật Ca Huế tại thành phố Huế đã không ngừng tồn tại và phát huy từ sau
ngày thống nhất đất nước. Dù gặp không ít khó khăn nhưng với nỗ lực của các nhân
công, cơ quan chức năng và cộng đồng, Ca Huế vẫn giữ vững vị trí là một trong những
biểu tượng đặc sắc của văn hóa đô thị và cả nước.
Từ thực tiễn cuộc sống, nhờ sự cống hiến hết mình, công tâm, bền bỉ trong niềm đam
mê nghệ thuật Ca Huế với nhiều tháng năm dài biểu diễn đàn Bầu trong các chương
trình Ca Huế mà có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đàn bầu đã thành danh với những ngón
đàn điêu luyện, tuyệt kỹ. Tại Huế, tiêu biểu lớp trước có nghệ nhân Cả Soạn, NSƯT
Trần Kích, lớp kế thừa có NSƯT Minh Tiến, Xuân Thoại, Lâm Bảo Dần, Đỗ Trung
Thành, Hồng Lê, Nguyễn Văn Vui, Dương Tiến Cường, Trần Đình khắc Du, Nguyễn
Thu Ba… Lớp trẻ hơn, hiện nay Thu Hằng, Thu Hương, Võ Hải Triều, Quốc Khánh,
Doãn Chí… Chính họ đã cống hiến và truyền bá âm hưởng của đàn Bầu qua các buổi
biểu diễn trong và ngoài nước, giúp khán giả hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của nhạc
cụ này. Điều ấy cho thấy rằng, với sự đam mê và nỗ lực, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã
đạt được thành công trong sự nghiệp nhờ vào đàn bầu, nâng cao giá trị văn hóa dân tộc
trong mắt bạn bè quốc tế.
Đàn Bầu, một nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam, mang giá trị văn hóa sâu
sắc và tiềm năng phát triển lớn trong âm nhạc hiện đại. Để phát triển nghệ thuật đàn
Bầu với Ca Huế, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất, xem xét các giải pháp sau:
Hiện nay thành phố Huế đã đưa Ca Huế vào giảng dạy trong trường học, vậy nên
thêm vào chương trình dạy các nhạc cụ dân tộc, trong đó có đàn Bầu. Các lớp học đàn
Bầu tại các Nhà văn hóa khuyến khích người dân mọi lứa tuổi tiếp cận và học tập. Các
giáo trình, tài liệu, video hướng dẫn chi tiết và dễ tiếp cận, giúp học viên tự học hoặc
học qua các nền tảng trực tuyến cũng đã được biên soạn.
Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và tổ chức xã hội.
Hỗ trợ nghệ nhân: Khen thưởng, hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện để các nghệ nhân
truyền dạy kỹ thuật chơi đàn Bầu.
Đầu tư vào văn hóa truyền thống: Dành ngân sách cho các dự án bảo tồn và phát
triển đàn Bầu.
Xây dựng các không gian văn hóa: Mở các bảo tàng, trung tâm trưng bày và giới
thiệu nhạc cụ truyền thống, trong đó có đàn Bầu.
Những giải pháp trên cần được triển khai đồng bộ, với sự tham gia của nghệ nhân,
nghệ sĩ, nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu và cộng đồng. Việc bảo tồn và phát triển
đàn Bầu không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam n
200 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ