Page 201 - Văn hoá Huế
P. 201
phổ biến, trong đó có ông Xẩm chợ mù, ngồi bên góc phố, ông Xẩm vừa đàn bầu, vừa hát
vè “Thất thủ Kinh đô”. Giọng vè của ông cất lên truyền cảm, cùng tiếng đàn Bầu đòi đoạn,
bi ai gây nên nỗi niềm xúc động cùng mối thương tâm trong lòng người nghe.
Cũng như thực phẩm từ nơi dân dã vào bếp ngự chốn cung đình thì đàn bầu, món ăn
tinh thần dân gian của người dân cũng được vào sân chơi bác học. Như vậy, sau một
thời gian dài thăng trầm và lớn lên, cây đàn Bầu đã được tích tụ sinh khí của người Việt,
vóc dáng của người Việt và vẻ đẹp thuần khiết của người Việt; để từ đó vua quan nhà
Nguyễn đã hiểu cây đàn Bầu như hiểu con người Việt, và dĩ nhiên với cái nhìn thiện
cảm đó, đàn Bầu đã được đưa vào cùng sánh ngang với các nhạc cụ cung đình đệm cho
thể loại ca nhạc thính phòng đó là Ca Huế.
Khi nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Triều Nguyễn và nghệ thuật Ca Huế định hình,
đàn Bầu đã xuất hiện một cách đỉnh đạc bên các nhạc cụ dân tộc truyền thống khác;
trong đó còn lưu âm trong tâm hồn những người đồng điệu tiếng đàn Bầu của Nghệ sĩ
ưu tú tài danh Trần Kích, người đã được Nhà nước Pháp phong tặng danh hiệu Hiệp
sĩ Văn hóa Pháp. Hình tượng Nhạc sĩ đàn Bầu mặc áo hoa/ Mơ theo thánh thót giọng
ngân nga trên thuyền sông Hương là bức tranh đẹp sinh động, truyền cảm trong bài thơ
Nghe Ca Huế của Đặng Xuân Linh.
Tô Kiều Ngân, nhà thơ xứ Huế khi ngợi ca giọng Huế đã không quên mượn âm
thanh tiếng đàn Bầu để nói lên nỗi nhớ khắc khoải tự đáy lòng mình khi nghĩ về quê
hương: “Có phải trưa nay chị nhớ người thương/ Nên mượn cớ ru em để ru lòng mình
thương nhớ/ Có phải ngàn năm thương thương, nhớ nhớ/ Khiến tiếng đàn bầu thêm xé
ruột, bào gan/ Tiếng Nam ai rung tận đáy tâm hồn…”.
Khi đàn Bầu đã sánh ngang cùng với các nhạc cụ cung đình, đã tham gia đệm cho
thể loại Ca Huế thính phòng cũng đồng nghĩa với sự đảm đương được các bài bản mà
các nhạc cụ trong dàn tiểu nhạc từng diễn tấu.
Ca Huế là một loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống đặc trưng của xứ Huế, có
nguồn gốc từ thời vương triều Nguyễn. Ca Huế kết hợp giữa nhạc cung đình và nhạc
dân gian, được biểu diễn trong không gian nhẹ nhàng, trang nhã trong các dinh thự, phủ
đệ, trên đò sông Hương. Nghệ thuật này tập trung vào cảm xúc, triết lý và cuộc sống
của người dân Huế, thể hiện qua những giai điệu nhẹ nhàng và tâm tư tình cảm. Đàn
bầu thường được sử dụng cùng với các nhạc cụ khác như đàn tranh, đàn nhị trong dàn
nhạc Ca Huế; đàn Bầu, với âm điệu độc đáo, được xem là “linh hồn” của âm nhạc dân
tộc, với âm thanh trầm bổng, chứa đựng nhiều trạng thái tình cảm sâu sắc cũng đóng
một vai trò không kém phần quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc của âm nhạc, góp
phần làm phong phú thêm âm thanh và biểu đạt thần thái, tâm hồn người trong các bài
bài ca. Thêm nữa, trong dàn nhạc dân tộc, đàn Bầu không chỉ góp phần tạo nên tính độc
đáo cho các bản nhạc truyền thống mà còn dễ dàng hòa tấu cùng các nhạc dân tộc khác.
Sự kết hợp này giúp mở rộng không gian sáng tạo âm nhạc, từ đó nâng cao giá trị nghệ
thuật cho cả đàn bầu và âm nhạc trong nghệ thuật Ca Huế.
Từ ngày hòa bình, thống nhất đất nước (1975) đến nay, nghệ thuật Ca Huế tại thành
phố Huế đã có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận, cả về bảo tồn, phát huy giá trị
truyền thống quảng bá rộng rãi đến công chúng trong nước và quốc tế. Dưới đây là
những chi tiết rõ ràng trong quá trình phát triển
1. Bảo tồn, truyền bá: Khôi phục các làn điệu cổ; tiếp tục được giảng dạy trong học
đường (Học viện âm nhạc Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật), trong gia đình
các nghệ nhân.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 199