Page 200 - Văn hoá Huế
P. 200

ĐÀN BẦU TỪ DIỄN TẤU DÂN GIAN

                                ĐẾN THÍNH PHÒNG CA HUẾ



                                                                                     n VÕ QUÊ


                     àn Bầu, một nhạc cụ truyền thống độc quyền của Việt Nam, đã xuất hiện tại
                Đthành phố Huế từ khá sớm. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm chính xác của
             đàn bầu đến Huế là một câu hỏi phức tạp vì điều này phụ thuộc vào các tài liệu lịch sử.
                Huế là trung tâm văn hóa, nghệ thuật và chính trị của Việt Nam vào thời kỳ nhà
             Nguyễn (1802-1945). Trong giai đoạn này, nhiều loại nhạc cụ dân tộc, trong đó đàn
             Bầu, từ diễn tấu dân gian được đưa vào phục vụ nhu cầu biểu diễn trong cung đình. Đàn
             Bầu vốn được biết đến là nhạc cụ phổ biến trong dòng nhạc dân gian trước khi đến với
             nghệ thuật Ca Huế.
                Như vậy, có thể nói rằng đàn Bầu đã có mặt tại Huế từ thời kỳ phong kiến nhà
             Nguyễn, khoảng đầu thế kỷ 19. Theo Hoàng Yến, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống
             theo phương pháp Tây phương đầu tiên ở Huế: “Đàn Bầu nguồn gốc ở Bắc Kỳ, mãi
             đến năm Thành Thái thứ 8 (1896) thì mới được đưa vào Kinh thành Huế do một gánh
             hát Xẩm…”; đoạn trích này được ghi trong công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Pháp
             La Musique à Hué “đờn Nguyệt” et “đờn Tranh” (Âm nhạc Huế, “đàn Nguyệt” và “đàn
             Tranh”), dày đến 134 trang, được đăng tại Tập san Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des
             Amis du Vieux Hué), số 3, năm 1919. Trong công trình nghiên cứu này, ông giới thiệu
             14 nhạc cụ dây (à corde), và 8 nhạc cụ hơi (à vent). Đặc biệt, ông cũng giới thiệu những
             danh cầm Việt Nam từ đời Tự Đức cho đến đời Khải Định như các vị Tống Văn Đạt,
             Đội Chín, ông Hoàng Nam Sách (con vua Minh Mạng), ông Thiện, ông Ưng Dũng, ông
             Phủ Thông, ông Cả Soạn v.v...
                Huế ngày xưa là chốn kinh kỳ đế đô, hội tụ tinh hoa của cả nước. Vậy nên những
             sinh hoạt văn hóa trong giai đoạn này rất phong phú, đa dạng, trong đó có sự góp mặt
             của các “nghệ sĩ dân gian”.
                Nhà thơ Huy Cận trong thời gian sống ở Huế có dịp tiếp cận với một số “nghệ sĩ dân
             gian” ấy. Trong tập” Hồi ký song đôi”, nhà thơ Huy Cận đã viết về họ ở phố Đông Ba
             khoảng từ năm 1928. “Nghệ sĩ dân gian” có tên Cả Soạn, người đánh cờ cao và chơi
             điêu luyện các loại đàn Tranh, đàn Bầu, đàn Nguyệt… được ông đưa vào thơ: “Phố
             Đông Ba của tôi ngày bé/ Có ông Cả Soạn đánh cờ cao/… Ông lại đàn hay. Nguyệt
             tiếng tơ/ Hồn ve dắng dỏi dưới trăng mờ/ Món tay tài tử năm cung nhắn/ Nghe cả trời
             thu nức nở mưa…”. Theo nhà thơ Huy Cận tiếng đàn của “nghệ sĩ dân gian” Cả Soạn
             “có khi nghe từng tiếng một, như những giọt nước, như những giọt trăng rơi trên một
             mâm ngọc trong một ánh trời trong vắt”.
                Một “nghệ sĩ dân gian” khác là ông Lạng làm chuồng chim để mưu sinh. Ông Lạng tài
             hoa khi chơi đàn Bầu, tiếng đàn nghe ai oán đến não lòng; đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng
             tác cho nhà thơ Huy Cận: “Ông Lạng làm chuồng chim bán rong/ Suốt ngày khoan đục
             giữa mây song/ Đàn bầu một chiếc khi tiêu khiển/ Vừa gãy vừa ca thật não nùng”.
                Bài vè “Thất thủ Kinh đô” được nhiều người biết đến cũng nhờ các “nghệ sĩ dân gian”


             198  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205