Page 199 - Văn hoá Huế
P. 199
nhân vật nổi bật thu hút người xem
qua biểu hiện rõ nét tâm trạng của
nhân vật và mối tương quan của cảnh
vật chung quanh.
Trừu tượng
Tranh trừu tượng là trạng thái tâm
của người vẽ, thế giới trong trí tưởng
của người vẽ không rõ nét, sự vật ở đó
chưa thành hình thể cụ thể, sắc độ giữa
các màu cùng những giao thoa ngẫu
nhiên là yếu tố quyết định để một tác
phẩm trừu tượng cuốn hút người xem.
Nếu cảnh giới trong tâm của người vẽ
chưa đạt đến trừu tượng và người vẽ
cố gắng để tạo ra tác phẩm trừu tượng
sẽ khiến người thưởng ngoạn có đôi
mắt tinh trong nghề sẽ nhận ra. Lúc
này, tác phẩm không toát lên được vẽ
đẹp trừu tượng mà chỉ khiến bức tranh
rối rắm và vô cảm.
Tranh trừu tượng của Nguyễn
Đại Thắng có những khoảng mờ của
trạng thái siêu thức, có những đường nét thêm vào do ý thức chủ quan, màu sắc
trong hầu hết những bức trừu tượng gợi lên vẽ đẹp hoang sơ. Theo tôi hai bức “No
name 226”, “No title” tạo nên cảnh giới trừu tượng.
Nguyễn Đại Thắng làm nghề kiến trúc, nhưng niềm đam mê hội họa đã giúp anh
sáng tác nhiều bức tranh đẹp, với màu sắc trang nhã... Bức tranh “Mùa vàng” anh vẽ
năm 2002 được giải A trong triển lãm thường niên của Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội vào năm 2002.
Tranh của Nguyễn Đại Thắng được nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước lựa chọn.
Mong rằng với niềm
đam mê hội họa cháy
bỏng của Nguyễn
Đại Thắng cùng với
đôi mắt quan sát của
một nhà kiến trúc,
Nguyễn Đại Thắng
sẽ trở thành một họa
sĩ thực thụ! Cho dù
anh từng khiêm tốn:
“Vẽ để không trở
thành họa sĩ” n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 197