Page 198 - Văn hoá Huế
P. 198
thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, sau này những người theo chủ nghĩa
khắc kỷ đã thực hành theo lối sống hòa hợp với thiên nhiên. Những bức phong
cảnh càng về sau được thể hiện rất tinh tế và mềm mại. Màu sắc gợi nên chất
ấn tượng lãng mạn tràn đầy cảm xúc. Những bức vẽ các công trình kiến trúc
ở châu Âu anh có sử dụng phần nào kỹ thuật kiến trúc trong sở học của anh.
Xem loạt tranh phong cảnh của Nguyễn Đại Thắng tôi liên tưởng đến các họa sĩ
lãng mạn của trường phái ấn tượng Claud Monet, Pierre-Auguste Renoir, Paul
Cezanne,… Trong các bức phong cảnh của chàng kiến trúc sư có sự tương tác
trực tiếp giữa các sắc màu cùng ánh sáng để gợi nên những ảo giác nơi người
xem, một số bức có bút pháp ảnh hưởng danh họa Vincent Van Gogh.
Tĩnh vật hoa
Hoa là biểu tượng của cái đẹp, của sự thăng hoa và hạnh phúc trong cuộc sống. Hoa
có mặt trong những ngày lễ, những buổi tiệc hân hoan và cả trong những cuộc chia ly...
Cái nhìn của người nghệ sĩ luôn khác với cái nhìn bình thường, cũng như cách nhìn
sự vật, nhìn hoa của các bậc giác ngộ cũng rất khác những đôi mắt còn tham luyến, ái
dục, sân si. Bậc giác ngộ nhìn hoa mà thấy vạn vật vô thường nhưng tương dung tương
nhiếp, người nghệ sĩ nhìn hoa sẽ thấy cái đẹp của màu sắc của hình tướng trong một
không gian nhất định và muốn lưu lại hình ảnh đẹp đó qua tác phẩm của mình, còn
những ánh mắt bình thường thấy hoa đẹp còn muốn ngửi được cả hương và thích đưa
về không gian riêng của chính mình.
Hoa trong tranh của Nguyễn Đại Thắng mang màu sắc của hoài niệm, nơi đó ẩn
chứa những nỗi buồn, có bức gợi lên sự đơn độc trong không gian quạnh vắng.
Chân dung, ký họa
Những bức chân dung của Đại Thắng có khối, mảng tạo nên bố cục chặt chẽ khiến
196 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ