Page 197 - Văn hoá Huế
P. 197
CHÀNG KIẾN TRÚC SƯ
ĐAM MÊ HỘI HỌA
n Bài và ảnh: LÊ HUỲNH LÂM
ột chiều Huế mưa, trong căn gác xưa đầy hoài niệm mà nhạc sỹ Trịnh Công
MSơn đã từng sống và sáng tác gần 20 năm, một người trẻ có dáng đĩnh đạc và
thân thiện đã ngồi thả những suy ngẫm của mình theo giai điệu của Trịnh. Bất chợt anh
chào tôi và hỏi về nguồn gốc căn gác này. Tôi kể câu chuyện về Gác Trịnh cho anh nghe
và được biết anh là Kiến trúc sư Nguyễn Đại Thắng, đang có dự án quuy hoạch cho
thành phố Huế. Đại Thắng làm nghề Kiến trúc nhưng rất đam mê hội họa. Anh công tác
tại Viện quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, thuộc Bộ Xây dựng.
Điều kỳ lạ ở Nguyễn Đại Thắng là tuyên ngôn: “Vẽ để không trở thành họa sỹ”.
Thật ra, trong hàng triệu người vẽ tranh, để có được một họa sĩ đúng nghĩa có lẽ rất
khó. Nhưng, chúng ta chỉ cần có niềm đam mê và một đời sống hội họa bên trong chúng
ta là đã đủ để hạnh phúc và chia sẻ cùng mọi người.
Đã có nhiều người không qua trường lớp hội họa nhưng đã thành danh trong nghiệp
vẽ. Cũng rất nhiều người dù học hành bài bản, tốt nghiệp trường đại học Mỹ thuật,...
nhưng không thành “họa sĩ”. Kiến trúc và hội họa (tạo hình) có mối tương quan nhất
định về: dựng hình, sáng tối, mảng khối... đó là điều lợi thế của Nguyễn Đại Thắng,
nhưng trong hầu hết tác phẩm hội họa của Thắng không thấy một dấu vết nào của kiến
trúc, cho dù chỉ mù mờ. Đó là điều đặc biệt mà có lẽ chỉ Nguyễn Đại Thắng mới thể
hiện được. Chúng ta thử đi vào thế giới hội họa của một kiến trúc sư.
Phong cảnh
Ký ức là một phần quan trọng nhằm tạo nên tính cách và nhân cách của con người,
dù muốn hay không, con người không thể chối bỏ quá khứ của chính mình, cho dù đó
là một quá khứ đẹp hay là một mất mát nào đó gợi lại nỗi đau... Vậy, để giải phóng sự
đè nén, đau xót hay uẩn ức bên trong của mỗi người do quá khứ tạo nên, có lẽ chúng ta
nên hướng đến nghệ thuật như một sự cứu rỗi cho con người.
Những bức tranh phong cảnh mà Nguyễn Đại Thắng vẽ về Hạ Long, về Cẩm
Phả, Quảng Ninh nơi mà anh đã sinh ra là sự tri ân với thiên nhiên, với vùng đất đã
gieo vào tâm hồn anh những quang cảnh đầu tiên...
Sau mỗi chuyến du hành đến những vùng đất mới, Nguyễn Đại Thắng đã vẽ lại
những phong cảnh đã tạo cho anh cảm xúc.
Vài bức tranh phong cảnh: “Ao quê”, “Đoàn thuyền đánh ca ở Hạ Long”,
“Phong cảnh ở Cẩm Phả, Quảng Ninh”, “Phong cảnh ven biển cột 3” với gam
màu blue đã thể hiện được bút pháp riêng, sự hòa quyện của màu sắc đã đưa
vật dụng do con người làm nên hòa vào cái toàn cảnh của thiên nhiên tạo nên
một triết lý sống; sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều đó theo tinh thần Đông
phương trong thuyết tam tài Thiên Địa Nhân “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”,
hay trong Lão Tử có câu: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 195