Page 196 - Văn hoá Huế
P. 196
thính phòng mà còn là không gian tổ
chức các sự kiện văn hóa, văn học…
Ngoài tu bổ những hạng mục
quan trọng, khi bước vào không gian
ngôi nhà rường ở Châu Hương Viên,
người xem như xem lại những thước
phim quay chậm với những hình ảnh
tư liệu lịch sử quý giá kể về cuộc
đời, sự nghiệp của cụ Ưng Bình và
thậm chí là những bức ảnh chỉ vừa
Không gian ngôi nhà rường ở Châu Hương Viên mới chụp gần đây mô tả chi tiết sự
được hồi sinh sau thời gian dài hư hỏng, xuống cấp
xuống cấp, hư hỏng của chính ngôi
nhà. Quanh đó những hiện vật liên quan đến bộ môn nghệ thuật ca Huế cũng được bày
biện một cách bài bản, đậm chất văn hóa Huế.
Cũng tại hôm khánh thành, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Bảo tàng
Lịch sử thành phố Huế) cùng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế
tỉnh và Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng cũng đã ký kết chương trình hợp tác để phát huy
giá trị di tích Châu Hương Viên.
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cũng nói rằng - rất vui
mừng bởi dự án tu bổ Châu Hương Viên đạt được kết quả tốt sau một năm triển khai.
Ông kể, mong ước của ngành văn hóa đó là giải tỏa, lấy lại được toàn bộ nguyên trạng
khu đất xưa kia của Châu Hương Viên để khôi phục di tích được mức cao nhất có thể.
Tuy nhiên vì nhiều lý do nên chuyện đó là không hề dễ dàng
Với những nỗ lực có thể, việc hồi sinh được không gian bao gồm tòa nhà cũ, bình
phong, một phần cảnh quan còn lại… đã trả lại vẻ đẹp vốn có cũng như khang trang,
sạch sẽ của Châu Hương Viên. “Chúng tôi cũng đã trao đổi với bà con, người dân sống
quanh di tích để họ hiểu hơn giá trị của di tích. Ngoài ra mong muốn xa hơn đó là ca
Huế cũng được hồi sinh làm sống lại không gian này. Không dừng lại đó tôi cũng đề
nghị các đơn vị liên quan tiếp tục tìm kiếm tư liệu, bổ sung trưng bày cho di tích Châu
Hương Viên”, ông Hải khẳng định n
Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961), Ưng Bình là tên, hiệu Thúc Giạ Thị). Ông
sinh ra tại làng Vỹ Dạ, trong một gia đình hoàng tộc, có truyền thống văn chương.
Năm 1904, Ưng Bình tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, đỗ đầu kỳ thi Ký Lục. Năm
1909, đỗ cử nhân Hán học và bắt đầu con đường quan lộ.
Từ Ký Lục, Ưng Bình được bổ làm Tri Huyện, thăng Tri Phủ, rồi lần lượt
thăng Viên ngoại, Thị lang, Bố Chánh Hà Tĩnh, Tuần Phủ Phú Yên, Phủ Doãn
Thừa Thiên. Năm 1932, Ưng Bình đã tích cực tham gia vận động thành lập Hội
An Nam Phật học Trung Kỳ.
Ở tuổi 57 tuổi (1933), ông hồi hưu, được thăng hàm Thượng Thư Tri Sự. Lúc này
tuổi đã lớn nhưng Ưng Bình vẫn tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, xã hội,
được cử giữ chức Hội Trưởng Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ Trung Kỳ (1939-1940),
bầu làm Viện Trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ (1940-1945), nhằm tranh thủ quyền
dân sinh dân chủ cho dân nghèo. Năm 1943, Ông được thăng Hiệp tá Đại học sĩ, lần
lượt được bầu làm chủ soái Vỹ Hương Thi Xã (1933-1945) và Hương Bình Thi Xã
(1951-1961) cho đến cuối đời.
194 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ