Page 195 - Văn hoá Huế
P. 195
CHÂU HƯƠNG VIÊN
VƯỜN XƯA ĐÃ ĐƯỢC HỒI SINH
n Bài và ảnh: PHAN THÀNH
ột khu vườn gắn với tên tuổi danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị tưởng chừng
Mnhư hoang phế nay đã được hồi sinh và trở thành điểm đến cho những ai yêu
thích ca Huế. Bước vào không gian ấy giờ đây mọi người có thể cảm nhận được những
giá trị văn hóa lịch sử, nơi từng một thời vang bóng, quy tụ giới tao nhân mặc khách
với những cuộc vui sang trọng.
Từng rơi vào cảnh hoang tàn
Nằm cuối đường Nguyễn Sinh Cung, cạnh bờ sông Hương thơ mộng, khu vườn
Châu Hương Viên vì nhiều lý do mà bị xâm lấn, xuống cấp hoang tàn trong thời gian
dài. Ngôi nhà rường bên trong khu vườn gắn liền với cuộc đời danh nhân Ưng Bình
Thúc Giạ Thị cũng đổ nát trước sự tiếc nuối, xót xa của những ai từng đến tham quan.
Nơi này hiện thuộc phường Phú Thượng, Quận Thuận Hóa, TP Huế - xưa kia sau khi
rời chốn quan trường, cụ Ưng Bình đã mua đất, cất nhà để dưỡng già và cũng là nơi lui
tới của giới tao nhân mặc khách một thời.
Nhắc tới cụ Ưng Bình, người ta sẽ nhớ tới ngay một tên tuổi vang danh, người đã để
lại cho đời gần 2.000 bài thơ chữ Việt và chữ Hán. Tiêu biểu là tập hợp ở các công trình:
tập thơ “Lộc Minh Thi Tập”, tuồng “Tào Lao” (xuất bản 1937), “Tình Thúc Giạ” (xuất
bản 1942), “Bán buồn mua vui” (xuất bản 1954), “Đời Thúc Giạ” (xuất bản 1961),
“Tiếng hát sông Hương” (xuất bản 1972), “Thơ ca tuyển” (xuất bản 1992). Trong số
các tác phẩm đã xuất bản của ông, đáng chú ý có tuồng “Lộ Địch” xuất bản lần đầu
năm 1936, tái bản năm 1959. Không chỉ vậy ông được biết đến là nhà soạn tuồng tài ba
và là người có công lao to lớn trong việc hình thành và phát triển ca Huế thính phòng.
Thương xót cho một địa chỉ văn hóa tên tuổi, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa ở vùng
đất Cố đô đã lên tiếng và kêu gọi các cơ quan chức năng bằng mọi cách phải hồi sinh để bảo
tồn, phát huy giá trị. Và mãi nhiều năm sau, Châu Hương Viên được công nhận di tích lịch
sử và cùng với đó đã được trùng tu, phục hồi trước niềm vui của mọi người.
Hôm khánh thành không gian Châu Hương Viên, nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB
Ca Huế thính phòng có mặt từ rất sớm, khuôn mặt nở nụ cười tươi, vui mừng. Chính
nhà thơ Võ Quê là người từng lên tiếng, góp tiếng nói và cùng các cơ quan truyền thông
phản ánh thực trạng khu vườn và ngôi nhà rường Châu Hương Viên đang đối mặt với
sự lãng quên, đứng trước nguy cơ xóa sổ.
Nhà thơ Võ Quê kể lại, trước thực trạng xuống cấp của ngôi nhà, ông đã gặp đại diện
gia đình và thuyết phục để Huế có thể trùng tu di tích. Song song việc này, ông cũng
đã làm việc với các cơ quan chức năng liên quan mà cụ thể là Sở Văn hóa và Thể thao.
Thêm điểm đến cho người yêu văn hóa
Không lâu sau, các đoàn chức năng đã đến khảo sát thực tế và lên phương án tu bổ
để rồi mới có một Châu Hương Viên với diện mạo như ngày hôm nay. “Không riêng gì
cá nhân tôi mà toàn thể nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế ai ai cũng vui mừng bởi không chỉ
phục hồi được một di tích quan trọng để từ nay Huế có thêm một địa chỉ văn hóa tuyệt
vời” - ông Quê xúc động và mong rằng, nơi này không chỉ là điểm biểu diễn ca Huế
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 193