Page 109 - Văn Nghệ Bình Định
P. 109

Trích đoạn Liễu Nguyệt Tiêm thượng thành trong vở Đào Phi Phụng. Ảnh: T.L
          món có một cách xử dụng riêng biệt. Đó là đao, kiếm, thương, hốt và doãn...” . Bàn về
                                                                           (7)
          y trang, ông viết: “Đề cập đến y trang, tức là bàn về cách phục sức của diễn viên trên
          sân khấu hát Bội là một vấn đề nan giải vì nhiều lý do kê sau: Mỗi bộ y phục đều mang
          một tên riêng xa lạ với người đọc, khiến người đọc khó có thể nghiền ngẫm... danh từ
          của những y phục ấy vì xưa cũ, nhiều khi thất lạc, không tìm được sự đích xác chứng
          minh”  và để minh định những vấn đề đã nêu, ông đã lấy y trang của vở tuồng
               (8)
          San hậu làm điểm quy chiếu. Phần được trình bày và nghiên cứu kĩ nhất là hóa
          trang. Hơn 40 trang viết được tác giả mô tả tỉ mỉ những vấn đề của hóa trang mặt
          nạ. Ông đi sâu bàn bạc những vấn đề liên quan đến hóa cụ, màu sắc, cách thức, bố
          cục và kĩ thuật vẽ mặt trong hát Bội ở khu vực Bình Định. Ông khẳng định chính
          “sự khéo léo và tiểu xảo, nghề riêng có thể biến khuôn mặt hóa trang cứng nhắc, cố
          hữu trở nên linh động, có thần...” . Theo chúng tôi, tính đến trước năm 1975, chỉ có
                                      (9)
          Vũ Duy Khoan là người nghiên cứu và bàn luận về phục trang, đạo cụ và mặt nạ
          một cách bài bản. Những chỉ dẫn quan trọng nêu trên là cơ sở để tập trung khảo
          sát trong phạm vi hát Bội Bình Định.


             3. Giai đoạn từ 1975 đến nay
             Trong Thư mục tư liệu về Đào Tấn (1985), nhóm soạn giả đã dẫn lại lời của Đào
          Sư Nhượng, cháu nội của Đào Tấn qua lời kể của bà Chi Tiên (con gái Đào Tấn) như
          sau: “Ngoài việc căn dặn kịch sĩ chú ý đến cách hát và diễn, cụ còn lo về áo mão cho
          đào kép. Kép đội “cân” (như Khổng Minh đội luân cân, hề đội mũ võng cân, quan hưu
          trí đội viên ngoại cân, quân lính đội võ anh cân); Mão (mũ): tiều phu đội thảo mạo,

          7. Vũ Duy Khoan (1972), Tìm lại hương xưa qua nghệ thuật hát Bội, Tài liệu do nhóm nghiên cứu sưu tầm, chưa xuất bản, tr.215.
          8. Vũ Duy Khoan (1972), Tìm lại hương xưa qua nghệ thuật hát Bội, TLđd, tr.201.
          9. Vũ Duy Khoan (1972), Tìm lại hương xưa qua nghệ thuật hát Bội, TLđd, tr.233.


           102 O VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114