Page 107 - Văn Nghệ Bình Định
P. 107

Nghiên cứu - phê bình



                         Lược sử nghiên cứu


                          phục trang, đạo cụ


                và mặt nạ hát Bội Bình Định




                                                               TS. VÕ MINH HẢI







             1. Giai đoạn trước năm 1945
             Thời trung đại, ngoài Hý trường phả lục (Lương Thế Vinh), Hý trường tùy bút lục
          (Ðào Tấn), chưa có công trình nào nghiên cứu phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát
          Bội. Trong Hý trường tùy bút lục, Đào Tấn thể hiện những trải nghiệm qua lĩnh vực
          sáng tác và biểu diễn. Về mặt nạ, ông phân tích “triều Lý, tuy có thơ vịnh câu chuyện
          nhưng không gồm cả ca múa. Tuy có xen lẫn ca và múa nhưng không diễn câu
          chuyện, vì vậy không phải là tuồng, chỉ có thể gọi là thi, từ mà thôi... Diễn truyện xưa
          bắt đầu từ triều Trần đến Hậu Lê, Nam triều (Lê, Mạc phân tranh) gồm các tuồng về
          mặt nạ và bát đầu. Mặt nạ khởi phát từ đời Trần, danh tướng đời Trần là Phạm Ngũ
          Lão, giỏi võ khỏe mạnh lại đẹp trai, thường đeo mặt nạ để đánh giặc..., người đương
          thời khen ông mạnh mẽ, thường đeo mặt nạ để múa, bắt chước hình tượng của ông
          lúc chỉ huy đánh giặc, gọi khúc đó là Phạm tướng quân vào trận. Bắt đầu phát xuất
          từ Chiêm Thành, người Chiêm bị mãnh thú ăn thịt, người con giết được mãnh thú,
                                                     (1)
          làm một cái đầu giả trùm lên múa để tượng trưng” . Những luận giải trên là những
          thông tin vô cùng quý giá để cho các thế hệ học giả tiếp nối mạch nghiên cứu này.
             Năm 1942, Sự tích và nghệ thuật hát bộ của Đoàn Nồng được ra mắt. “Tác phẩm
          là quyển sách bằng quốc ngữ đầu tiên khảo luận về nghệ thuật hát Bội của Việt Nam,
          ra đời trong sự mong đợi của giới nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt
                                (2)
          Nam vào thập niên 1940” . Sau Lược khảo về tuồng hát An Nam (Đạm Phương nữ
          sử, 1923) trên Nam phong, và Tuồng hát An Nam (Vũ Ngọc Phan,1933) trên Revue
          Franco Annamite, tài liệu này có thể coi là tác phẩm đầu tiên bằng quốc ngữ hoàn
          chỉnh đi thẳng vào vấn đề liên quan đến hệ thống phục trang, đạo cụ và mặt nạ


          1. 陶進 (Đào Tấn), 戲場隨筆錄 Hý trường tùy bút lục, 觀文堂藏版 (Thư viện Viện Văn học, ký hiệu AB.176), tr.29a.
          2. Nguyễn Phúc An (2023), Về quyển Sự tích và nghệ thuật hát bộ của Đoàn Nồng, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Tp.HCM, tr.09.


           100 O VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112