Page 108 - Văn Nghệ Bình Định
P. 108

hát Bội. Qua phần viết về y quan, vẽ mặt, ông đã khảo cứu về mũ miện, xiêm giáp,
          kĩ thuật vẽ mặt. Những khảo cứu đã nêu là các chỉ xuất cho phong trào nghiên cứu
          về nghệ thuật phục trang, đạo cụ và mặt nạ của hát Bội Bình Định. Những khái
          quát của Đoàn Nồng phù hợp với ý kiến của Nguyễn Đức Hiệp: “từ hát Bội là dùng
          để chỉ thể loại sân khấu hát nói trong đó đào kép hóa trang nhiều son phấn, vẽ mặt và
          phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ lên quần áo sặc sỡ” .
                                                                      (3)
             2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
             Sau khi tham gia chính quyền cách mạng, Trúc Tôn Phạm Phú Tiết đã chú tâm
          tìm hiểu và nghiên cứu về phương diện lý luận của bộ môn nghệ thuật này qua
          công trình Chầu đôi. Năm 1966, khi bàn về lối vẽ mặt và xiêm y của hát Bội, Trần
          Văn Khải đã nhấn mạnh: “Việc vẽ mặt để đóng trò của hát Bội bắt nguồn từ thời xưa,
          vì hồi trước các tướng khi ra trận thường dùng mặt nạ. Trong sách Nhạc phủ tạp lục
          乐府杂录 chép rằng: Dùng mặt nạ để đóng kịch sanh ra trước nhứt ở Bắc Tề (479 -
          501) Lan Lăng Vương có sức mạnh, đánh giặc giỏi, nhưng nét mặt không có oai hùng,
          nên mỗi lần ra trận đều đeo mặt nạ, trăm trận trăm thắng... Về sau hát Bội bỏ lần việc
          đeo mặt nạ rất phiền và vẽ mặt bằng màu sắc để thế vào. Trong việc vẽ kiểu mặt, đại
          khái các màu sắc được chia ra như sau: Đỏ tươi, đỏ bầm, hồng lợt, vàng, màu vàng
          kim, tím, xanh da trời, xanh lá cây, xám tro, màu bạc (ngân), đen và trắng. Cũng có
          khi để mặt thiệt”  và trong “hát Bội cũng trang phục giống như các quan trong triều
                        (4)
          và cũng dùng mão, áo rộng, áo giáp, cân, đai, hia, hốt, cờ, xí và binh khí của các quan
          văn võ xưa...” . Các nhận định của Trần Văn Khải chỉ mang tính miêu tả mà chưa
                      (5)
          có những khái quát về mặt lý luận, nhưng ý kiến của ông là những đánh giá rất
          đáng trân trọng.
             Năm 1970, trong Hát Bội (Théâtre traditionnel du Viêt Nam), Huỳnh Khắc Dụng
          có những yếu tố hợp lý trong việc tiếp nhận, mô phỏng đồ y quan Trung Quốc.
          Ông nhấn mạnh “ở Việt Nam, người ta vào rạp hát không phải chỉ để ngắm quần áo
          đẹp mà thôi, người ta cố ý đi nghe giọng hát và xem điệu bộ kịch sĩ...” . Tuy nhiên,
                                                                       (6)
          ông đã có thống kê kĩ các nội dung này trong sách như là một cách minh họa cho
          sự đa dạng phong phú của nghệ thuật hát Bội. Năm 1972, trong Tìm lại hương xưa
          qua nghệ thuật hát Bội, Vũ Duy Khoan đã nghiên cứu cụ thể về Khí cụ, y trang và
          hóa trang của nghệ thuật trình diễn hát Bội. Về khí cụ, tác giả nhấn mạnh: “Nói về
          phần trình diễn của hát Bội, ngoài điệu bộ được coi là nòng cốt, nhưng không vì thế
          mà không bàn đến các loại khí cụ của hát Bội. Khí cụ của hát Bội thì rất tầm thường
          nhưng sự chạm trổ của nó hết sức cầu kì và tinh vi... Theo sự hiểu biết của kẻ viết, khí
          cụ cổ truyền (thuần túy Việt Nam) được thể hiện trên sân khấu hát Bội gồm 5 món, mỗi


          3. Nguyễn Đức Hiệp (2017), Nghệ thuật sân khấu: Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỉ XIX đến 1945,
          Nxb Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM, tr.12.
          4. Trần Văn Khải (1970), Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, S, tr.62 - 63.
          5. Trần Văn Khải (1970), Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Sđd, tr.68.
          6. Huỳnh Khắc Dụng (1960), Hát bội (song ngữ Việt Pháp), Sđd, tr.276.


                                     VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025 O 101
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113