Page 110 - Văn Nghệ Bình Định
P. 110

vai lão đội phong mạo, vai vua đội hoàng đế quan. Đào đội mũ cửu phụng; Áo: Kép
          mặc áo gấm, áo chít vai (vai tiên), tướng thì mặc giáp. Đào mặc áo rộng tay ở trong,
          ngoài có áo lá dài tới đầu gối, dưới thì mặc cái xiêm; chân của kép thì mang hia, đào
          thì mang hài...” .
                       (10)
             Năm 1991, quyển Nghệ thuật hóa trang mặt nạ trong sân khấu hát Bội  được
                                                                            (11)
          ấn hành. Đây là tập tài liệu mang tính truyền thông và giới thiệu nét đặc sắc về
          nghệ thuật hóa trang của sân khấu hát Bội truyền thống. Năm 1995, trong Nghệ
          thuật hát Tuồng , Hồ Đắc Bích cho rằng, nghệ thuật hát Bội thuở ban sơ diễn viên
                        (12)
          dùng mặt nạ “đeo” vì thuở ấy, người có khả năng biểu diễn không nhiều, một diễn
          viên phải sắm nhiều vai, vì vậy, họ dùng mặt nạ đeo để thay đổi vai cho dễ dàng.





















             Hóa trang nhân vật Trương Phi (tuồng Cổ thành). Ảnh: T.L Hóa trang nhân vật Quan Công (tuồng Cổ thành). Ảnh: V.C

             Theo NSND Hòa Bình, ngay từ thời Đào Tấn, đã không còn diễn mặt nạ. Người
          ta thay mặt nạ đeo bằng mặt vẽ, và mới đây, người ta dùng cách hóa trang để
          chân thật hơn, gần cuộc sống hơn. Màu sắc dùng để hóa trang kiểu mặt nạ phổ
          biến là trắng hồng, màu đỏ và màu mốc. Cố NSND Nguyễn Lai đã đúc kết ra một
          số hình ảnh mẫu hóa trang thành các loại mặt: mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính
          cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí,
          tính cách nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng),
          mặt mốc (nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan). Trong công trình Đặc
          trưng nghệ thuật Tuồng (1996), nhà nghiên cứu Mịch Quang cho rằng có hai loại
          mặt nạ đáng lưu ý nhất là mặt trắng và mặt rằn. Theo ông, sự sáng tạo ra hai loại
          mặt này là một nguyên tắc của mỹ học Tuồng. Các nghệ nhân Tuồng (hát Bội) vốn
          đã chú ý đến cái đẹp của hành động chứ không phải cái đẹp diện mạo. Bởi có mặt
          trắng phe trung như Địch Thanh, Hứa Hớn Văn thì cũng có mặt trắng phe nịnh

          10. Nhiều tác giả (1985), Thư mục Đào Tấn, Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình, tr.191.
          11. Nhiều tác giả (1991), Nghệ thuật hóa trang mặt nạ trong sân khấu hát Bội, Nxb Tổng hợp Tp. HCM.
          12. Nhiều tác giả (1995), Nghệ thuật hát Tuồng (Giáo trình đạo tạo diễn viên bậc trung cấp), Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật
          Bình Định.


                                     VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025 O 103
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115