Page 112 - Văn Nghệ Bình Định
P. 112
hát Bội. Năm 2009, một chuyên khảo về mặt nạ Tuồng (hát Bội) Nguyễn Vĩnh Huế
được công bố. Trong sách Mặt tuồng này, tác giả đã quan tâm và nghiên cứu kĩ sự
khác biệt giữa nghệ thuật vẽ mặt của cùng một nhân vật trong nghệ thuật Tuồng
ở ba miền . Đây là công trình có giá trị tham khảo, so sánh quan trọng khi đánh
(16)
giá mặt nạ Tuồng (hát Bội) Bình Định. Từ góc nhìn so sánh chúng ta cũng nên lưu
tâm đến quan điểm của Trương Cảnh Sơn (Trung Quốc). Trong Kinh kịch thường
thức (2010), ông đã nhấn mạnh: “Vai nào mặc áo nào, đội mũ gì... đều phải căn cứ
thân phận, tính cách của nhân vật mà định... Đã biểu diễn thì phải cho chân thực, diễn
cuộc sống cổ đại thì phải theo cuộc sống đời xưa mà diễn, nếu để thừa tướng đội mũ
thư sinh, xa phu mặc áo vàng, Nhân dân lao động mặc quần áo viên ngoại thì trông
sao được... Nếu mặc lầm, đội lẫn sẽ làm hỏng cả buổi diễn...” .
(17)
Riêng về kỹ thuật dùng màu và vẽ mặt nạ, Đoàn Thị Tình trong Mỹ thuật sân
khấu Tuồng truyền thống (2008) đã khẳng định: “Về hóa trang vẽ mặt, các nghệ sĩ
Tuồng ở miền Trung, đặc biệt là ở Bình Định, vẫn còn giữ được những hình nét sắc
màu cổ truyền. Vì như việc xoa màu nền trên da mặt, không bôi sát vào hai con mắt,
mà vẫn để chừa hai mảng da thực quanh vòng mắt. Phải chăng đây là việc kế thừa tục
đeo mặt bạ khoét hai lỗ mắt để nhìn của người Việt xa xưa trong một số trò diễn, điệu
múa dân gian...” . Điều này đã được nhà nghiên cứu tái khẳng định trong công
(18)
trình Hóa trang mặt nạ sân khấu Tuồng (2014) . Năm 2019, quyển Đường vào hát
(19)
Bội được xuất bản. Đây là tập sách phổ biến kiến thức nhưng có liên quan đến
(20)
phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát Bội Bình Định. Cũng trong thời gian này, Trần
Đình Sanh, thông qua quá trình khảo sát tìm hiểu mặt nạ Tuồng đã cho công bố
công trình Tuồng & mặt nạ Tuồng . Công trình đã đánh giá khá toàn vẹn những
(21)
vẫn đề về kỹ thuật hóa trang trong biểu diễn hát bội, trong đó có Bình Định.
Trong phạm vi tư liệu hiện có, chúng tôi cố gắng tập trung làm rõ những dấu
ấn Bình Định trong Tuồng (hát Bội) qua phục trang, đạo cụ và mặt nạ. Tuy nhiên,
đây là một trong những nội dung khoa học cực kì phức tạp và có tính giao thoa
giữa các loại hình trình diễn của Việt Nam. Do đó, vấn đề chắc chắn sẽ còn nhiều
tranh biện. Vì thế, một trong những ưu tiên trọng tâm của nhóm nghiên cứu là
tổng quan tư liệu, phân tích đối sánh để nêu bật các thuộc tính cơ bản của loại
hình Tuồng (hát Bội). Nếu hoàn thiện sẽ có những đóng góp lớn cho lịch sử nghiên
cứu Tuồng (hát Bội) Bình Định và khu vực Nam Trung bộ.
V.M.H
16. Nguyễn Vĩnh Huế (2009), Mặt tuồng, Nxb KHXH, H, tr.103.
17. 张景山 (编著), 京剧常识 , 人民文学出版社, 中国, tr.26.
18. Đoàn Thị Tình (2008), Mỹ thuật sân khấu tuồng truyền thống, Nxb Sân khấu, H, tr.244.
19. Đoàn Thị Tình (2014), Hóa trang mặ nạ sân khấu Tuồng, Nxb Sân khấu, H, tr.44.
20. Nhóm tác giả Lục Tỉnh Cầm ca (2019), Đường vào hát Bội, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM.
21. Trần Đình Sanh (2019), Tuồng & mặt nạ Tuồng, Nxb Đà Nẵng.
VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025 O 105