Page 143 - Tạp chí Giao thông Vận Tải - Số Tết Dương Lịch
P. 143

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ     Tập  6 4
                                   Tập 64
                                   Số 12/2024 (748)
                                                                giao thông, kết quả cho thấy sự phân bổ giao thông có xu
                                                                hướng suy giảm. Mặc dù vậy, lưu lượng phương tiện tập
                                                                trung chủ yếu trên các tuyến quốc lộ.

                                                                    3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG ÙN TẮC TRÊN ĐỊA
                                                                BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
                                                                    Cách tiếp cận để đề xuất các giải pháp nhằm giảm ùn
                                                                tắc giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
                                                                được dựa trên việc thiết lập tầm nhìn và mục tiêu. Cụ thể,
                                                                tầm nhìn dài hạn đối với hệ thống giao thông đô thị ở Vĩnh
                                                                Phúc là “Xây dựng hệ thống giao thông thông suốt, an
                                                                toàn, hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường”, với
                                                                mục tiêu là không tồn tại các điểm ùn tắc nào trên 30 phút.


                Hình 2.2: Mô hình giao thông TP. Vĩnh Yên (giờ cao điểm)
                                (kịch bản 1)






                                                                  Hình 3.1: Tầm nhìn và mục tiêu của hệ thống giao thông đô thị
                                                                                     Vĩnh Phúc
                                                                    Để đạt được mục tiêu nói trên cần một bộ các giải
                                                                pháp xuyên suốt từ quy hoạch đến quản lý hệ thống giao
                                                                thông đô thị, bao gồm các nhóm giải pháp có liên quan
                                                                đến cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ (kỹ thuật), thiết lập
                                                                môi trường đường bộ thuận tiện và an toàn (môi trường),
                                                                giáo dục về hành vi tham gia giao thông (giáo dục), cải
            Hình 2.3: Mô phỏng giao thông tại ba khu vực đô thị theo cao điểm   thiện hệ thống quản lý và điều khiển giao thông (thực thi).
                                (kịch bản 2)                    Các nhóm giải pháp này được cụ thể hóa thông qua các
                Ở kịch bản 2, sau khi áp dụng các biện pháp quản lý   giải pháp cụ thể sau đây:




















                                            Hình 3.2: Các giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị
                Để thực hiện những mục tiêu quy hoạch, chính quyền cần có những giải pháp tổng quan và chi tiết phù hợp với đặc
            thù từng địa phương và khả thi về mặt triển khai. Những giải pháp này đồng thời tác động đến các yếu tố kỹ thuật như đầu
            tư về cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức lại giao thông, đồng thời cần tác động đến các yếu tố kinh tế như trợ giá cho giao
            thông công cộng, tăng phí đỗ xe, áp dụng phí chống ùn tắc giao thông… Kết hợp hài hòa các giải pháp phát triển giao
            thông đô thị là điều kiện tiên quyết để quy hoạch phát triển giao thông đô thị được triển khai thành công. Một số giải pháp
            đề xuất cho Vĩnh Phúc nhằm tăng cường chống ùn tắc trên địa bàn tỉnh được xác định dưới đây.
                Thứ nhất, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tăng quỹ đất dành cho giao thông. Trong ngắn hạn, cần thực hiện rà
            soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung đầu tư, đưa vào khai thác, từng
            bước tăng quỹ đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị.

            142
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148