Page 85 - Văn hoá Huế
P. 85

Công tác quảng bá bảo vật quốc gia đến công chúng được thể hiện ở các hình thức:
            đăng tải trên website (hình ảnh, nội dung) của Bảo tàng; in hình ảnh bảo vật quốc gia
            và giới thiệu từng hiện vật trong ấn phẩm đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và
            ngoài nước.
               4.  Đề̀  xuất  các
            nhiệm vụ để bảo vệ
            và  phát  huy  giá  trị
            bảo vật quốc gia
               Để  công  tác  bảo
            vệ, bảo quản và phát
            huy  giá  trị  bảo  vật
            quốc gia tại Huế đạt
            hiệu  quả  cao,  cần
            thực hiện một số nội
            dung như sau:                         Bệ thờ Vân Trạch Hòa (nguồn: Bảo tàng Lịch sử)
               Tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đặc biệt đối
            với từng bảo vật quốc gia, trong đó lưu ý: Có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, trộm
            cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các bảo vật
            quốc gia. Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại các di tích hoặc thuộc
            sở hữu tư nhân, phải thường xuyên thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phối hợp
            liên ngành giữa cơ quan văn hóa với công an và chính quyền sở tại trong việc bảo vệ;
            phân định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính.
               Kịp thời, chủ động báo cáo, thông tin tới cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên
            quan khi có những diễn biến trong thực tế ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tuyệt đối an
            toàn cho các bảo vật quốc gia.
               Ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết
            bị chuyên dụng dành cho kho bảo quản và khu vực trưng bày bảo vật quốc gia tại bảo
            tàng, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tại di tích, để bảo đảm bảo vật quốc gia được đặt
            trong chế độ bảo quản đặc biệt.
               Việc bảo quản bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể, bảo đảm
            tính khoa học và tính pháp lý để trình cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt; quá trình
            thực hiện bảo quản phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật bảo quản,
            đồng thời có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan,
            các chuyên gia về bảo quản (căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo
            vật quốc gia).
               Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình riêng, với nội dung hấp dẫn, hình
            thức đa dạng, dễ phổ biến và tiếp cận để quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia tới đông
            đảo công chúng trong và ngoài nước.
               Tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu, các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên
            môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các bảo tàng, di tích. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện
            các dự án hợp tác quốc tế với các quốc gia phát triển, các tổ chức di sản văn hóa thế giới
            như UNESCO, ICCROM… trong lĩnh vực bảo tồn, bảo quản, tổ chức các khóa tập huấn,

            đào tạo cán bộ trong và ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng bảo quản n
                                                                SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   83
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90