Page 82 - Văn hoá Huế
P. 82
HUẾ VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ, BẢO QUẢN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢO VẬT QUỐC GIA
n HƯƠNG TRÀ
“Bảo vật quốc gia là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất
nước về lịch sử, văn hóa và khoa học”. Luật Di sản Văn hóa số 45/2024/QH15 (được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 23 tháng 11 năm 2024) có quy định bảo vật quốc gia phải đáp ứng đủ các
tiêu chí sau đây: là hiện vật gốc độc bản; là hiện vật có hình thức độc đáo; là một trong
các hiện vật sau: hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch
sử, văn hóa, khoa học liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước, sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu; là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về
giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong
cách, một thời đại; là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn
cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; là mẫu
vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất,
lịch sử tự nhiên; đã được đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Hiện nay, cả nước có 327 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công
nhận là bảo vật quốc gia, các hiện vật, nhóm hiện vật này được bảo quản, trưng bày và
phát huy giá trị tại các bảo tàng.
1. Công tác bảo vệ bảo vật quốc gia tại Huế
Huế hiện có 14 hiện vật, nhóm hiện vật (gồm 40 hiện vật) đã được Thủ tướng Chính
phủ công nhận là bảo vật Quốc gia, gồm: Cửu vị thần công (09), Cửu đỉnh (09), Sưu
tập vạc đồng (10), Ngai vua triều Nguyễn (01), Áo tế giao (01), Bia Khiêm Cung ký
(01), Đại Hồng Chung (01), Bệ thờ Vân Trạch Hòa (01), Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự”
(01), Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (01), Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng (01),
Phù điêu thời Minh Mạng (01); Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị (02); Ngai Hoàng đế
Duy Tân (01). Các Bảo vật quốc gia đang được quản lý chặt chẽ và xây dựng phương
án bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị gắn liền với các di sản văn hóa trên địa bàn thành
phố. Trong đó, 38 hiện vật thuộc 12 nhóm bảo vật quốc gia do Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế quản lý; 02 hiện vật do Bảo tàng Lịch sử lưu giữ, bảo quản và phát
huy giá trị. Các bảo vật quốc gia này thuộc nhiều chất liệu (vàng, đồng, đá, vải, gỗ…)
với niên đại lịch sử, điều kiện bảo vệ và bảo quản khác nhau. Nhìn chung, các bảo vật
quốc gia đang ở trong tình trạng nguyên vẹn, chỉ trừ một số bảo vật có chất liệu bằng
gỗ, vải (như Ngai vua và Áo tế giao…) bị bạc màu và bong tróc theo thời gian, thời
tiết khắc nghiệt của miền Trung.
Tất cả các bảo vật quốc gia đã được xây dựng phương án bảo vệ nghiêm ngặt (các
biện pháp phòng, chống cháy nổ, trộm cắp, thiên tai…) nhằm đảm bảo tuyệt đối an
toàn cho các bảo vật quốc gia.
Trên cơ sở phương án đã xây dựng, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối
hợp với công an địa phương và tổ bảo vệ các nơi có bảo vật trực tiếp bảo vệ, trực ban
80 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ