Page 86 - Văn hoá Huế
P. 86
Vài nét
VỀ HƯƠNG ƯỚC CÁC LÀNG TẠI HUẾ
n TRẦN ĐẠI VINH *
àng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn Việt Nam, đã có một lịch sử lâu đời.
LBan đầu, dưới thời Khúc Hạo, đơn vị cư trú này được gọi là giáp, có viên quản
giáp trông coi. Đến thời Trần gọi là xã, có viên ước đại tư xã trông coi nếu là xã lớn và
viên chức tiểu tư xã trông coi nếu là xã nhỏ. Thời Lê gọi là xã có xã trưởng cai quản.
Thời Tây Sơn, các viên chức cai quản làng gồm có: Xã chính, Xã sử và Xã giám. Triều
vua Gia Long chỉ đặt Xã trưởng. Triều vua Minh Mạng trở về sau gọi người viên chức
trông coi bộ máy làng là Lý trưởng.
Đa số các làng đều có lệ làng, được viết thành văn bản trên giấy, hoặc khắc vào bia
đá, hoặc khắc vào cột đình, hoặc chỉ truyền miệng. Đó là những quy định về tục lệ, về
các điều thuận định của làng để mọi người trong làng thực hiện, noi theo. Những quy
định này là những đúc kết sau khi quan viên chức sắc của làng bàn bạc, đồng thuận, cố
định thành văn bản, có chữ ký hay điểm chỉ của quan viên chức sắc hay đại diện của
làng. Các văn bản này được trình lên cho quan huyện xét duyệt, thấy phù hợp với luật
pháp thì phê chuẩn cho thi hành.
Tên gọi chữ Hán của lệ làng là “Hương ước”, có nghĩa là những quy ước của làng.
Hoặc có khi dùng các từ tương đồng như khoán ước, thuận ước, hương lệ, khoán lệ,
điều lệ, khoán từ, khoán định, thuận định, khoán điều, khoán cấm hoặc cấm điều.
1. Vài nét lịch sử về Hương ước
Từ thời Hồng Đức (1470-1497), vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn Hồng Đức
thiện chính thư1, trong đó có điều 260: Cấm dân tục thiết lập tư ước, nói rằng:
“Nhà nước có điều luật để căn cứ mà thi hành. Dân yên nước thịnh, dân không có
khoán ước riêng, để trừ bỏ cái hại, uốn nắn gian tà. Nếu làng xã nào có tục lệ khác
lạ, lập ra ước cấm, cần phải nhờ viên chức nho giả, lại đứng tuổi, đức hạnh ngay
thẳng mới có thể tuân hành. Khi đã lập ra khoán lệ xong, phải trình lên quan chức
nha môn xem xét rõ các điều lệ có nên theo, sẽ phê chuẩn cho thừa hành. Nếu thấy
trong khoán ước, có ít nhiều điều thiên tư gian tà thì phê thử “bác” để khỏi sinh 1
mưu gian. Nếu người nào không dự vào việc lập khoán ước này mà lại tụ họp riêng,
thì cho phép xã quan tố cáo lên nha môn để trị tội, nhằm trừ bỏ thói tệ, ngăn chặn
thói cường hào tiếm đoạt, chuốc lỗi không tha”.
Ở Huế, có thể do tình hình bảo quản tư liệu Hán Nôm làng xã chưa tốt, lại bị bão
lụt, hỏa tai, chiến tranh, nên chỉ còn một ít làng bảo tồn các tờ thuận định. Thuận
* NGƯT. Nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian
1. Hồng Đức thiện chính thư (1959), Nguyễn Sĩ Giác phiên dịch, Nam Hà ấn quán, Sài Gòn,
trang 102-104.
84 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ