Page 80 - Văn hoá Huế
P. 80

người dân Việt Nam, từ Bắc chí Nam đều phải sử dụng trang phục áo Ngũ thân và xem
             đây là sự thống nhất về văn hóa của một quốc gia độc lập với nền văn hiến lâu đời, có
             chế độ y quan (áo mũ) rực rỡ! Điều đó có nghĩa là áo dài Ngũ thân đã trở thành trang
             phục chung hay Quốc phục của người Việt Nam.
                Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt vào
             tháng 3/2023,  tuy  nhiên  ngay  từ  thời  điểm  tháng 8/2021, khi đề cương của đề án này
             vừa được phê duyệt, Sở Văn hóa và Thể thao đã bắt tay vào việc triển khai các nội dung
             liên quan. Từ năm 2020, Sở Văn hoá và Thể thao đã tiên phong phát động mặc áo dài
             cho toàn thể cán bộ trong các lễ chào cờ đầu tháng và dịp lễ hội, lễ Tết, các sự kiện văn
             hóa truyền thống. Đây cũng là cơ quan đầu tiên trên cả nước đưa áo dài nam và nữ vào
             công sở. Ngày 29/03/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là UBND thành phố Huế)
             đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Huế - Kinh đô Áo
             dài” nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và vai trò của di sản Áo dài Huế
             trong đời sống cộng đồng xã hội đương đại. Từ đó, tham mưu các cơ chế, chính sách
             bảo tồn, phát huy, khai thác hiệu quả di sản áo dài Huế gắn với các hoạt động quảng bá
             di sản, văn hóa, du lịch. Ngày 09/8/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
             Du lịch đã ký quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ghi danh “Tri thức may, mặc áo dài
             Huế” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
                Ở Huế, do nhu cầu của công việc kiến thiết xây dựng các công trình kiến trúc, phục
             vụ đời sống sinh hoạt của vương triều Nguyễn, nên ở đây đã sớm hình thành các tượng
             cục và phường hội của các nghề và làng nghề truyền thống riêng biệt. Có thể kể đến các
             làng nghề nổi tiếng như đúc đồng phường Đúc, điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, kim hoàn Kế
             Môn, gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, tranh dân gian làng Sình... Điển hình là các
             sản phẩm của làng nghề đúc đồng như Cửu Vị Thần Công thời Nguyễn, Sưu tập Vạc
             đồng thời chúa Nguyễn và Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo
             vật Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 08/5/2024, tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông
             Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” (hay còn gọi
             là Cửu Đỉnh) của Việt Nam đã được thông qua (với số phiếu tuyệt đối 23/23) và chính
             thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái
             Bình Dương của UNESCO. Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế
             được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Đây là di sản quý giá và là nguồn tư liệu độc
             đáo, quý hiếm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý… thể hiện nghệ
             thuật thư pháp và nghệ thuật đúc đồng tài hoa của người Việt.
                Lễ hội Huế đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Bởi vì, các lễ hội
             mang tính giáo dục và đề cao việc lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng
             dân cư trong dòng chảy lịch sử. Đó là đạo hiếu, truyền thống văn hóa gia đình, dòng
             họ, các phong tục, tập quán sinh hoạt của ông cha và xem đây là những thước đo mang
             tính chuẩn mực.
                Bên cạnh đó, thông qua việc thực hành lễ hội truyền thống, các giá trị văn hóa vật
             thể, phi vật thể có điều kiện được bảo vệ và phát huy giá trị. Điển hình các lễ hội tiêu
             biểu như Hội vật làng Sình, Hội vật làng Thủ Lễ, lễ hội Cầu ngư, lễ hội đua ghe, lễ hội
             Đu tiên,…
                Ngoài ra, Huế còn là nơi hội tụ những sắc màu di sản văn hóa phi vật thể của các
             đồng bào dân tộc như Tà Ôi, Cơ Tu... luôn có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên
             cứu cũng như du khách thập phương. Đó là những phong tục tập quán, sinh hoạt đời


             78  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85