Page 88 - Văn hoá Huế
P. 88

Nhưng buổi đầu vẫn chỉ thấy các khoán lệ riêng từng nội dung, như khoán lệ về
             tế lễ của làng Dương Nỗ năm 1808, sau khi hoàn thành việc đại trùng tu đình làng
             và xây xong từ đường thất tộc; Khoán định của làng Xuân Hòa về việc bảo vệ trị
             an năm 1810 và khoán định về lệ mừng, tuất, đều của làng Thanh Phước năm 1813.
                Phải tới triều vua Thiệu Trị và vua Tự Đức mới có các bản Hương ước hoàn
             chỉnh, có nhiều nội dung, như điều lệ làng Đông Xuyên năm 1847, lệ định làng Lại
             Ân năm 1862, sau đó là khoán ước làng Phong Lai năm 1901.
                Năm 1917, tháng Tư dưới triều vua Khải Định, Thượng thư bộ Công là Đoàn Đình
             Duyệt điều trần về việc thân định giáo điều, chỉnh sửa phong tục. Bản sớ tấu rằng:
             “Trộm nghĩ Hương đảng là một phần của nhân dân cả nước, phong tục là cái bóng
             của chính trị cả nước, cho nên xem phong tục một làng có thể biết chính trị một nước.
             Người xưa cho rằng trong việc cai trị thì không gì gấp bằng giáo hóa nhân dân, thành
             toán phong tục. Quốc triều ta từ khi đại định trở đi, định rõ luật lệ, phàm việc có quan
             hệ tới phong hóa như lễ pháp trưởng ấu tôn ty, nghi thức quan hôn tang tế, cho tới điều
             lệ Hương ẩm, nghi tiết hương hội không gì không rõ ràng, đó là vì thế đạo nhân tâm
             mà mưu tính rốt ráo vậy (…). Hiện nay, dân trí dần dần mở mang, chính là lúc thay đổi
             phong tục (…). Nay xin giao cho các địa phương trong Kinh ngoài tỉnh xét rõ những
             người lớn tuổi, lão thành công bằng ngay thẳng, có học thức mà soạn ra phong tục lệ
             ngôn, mỗi tỉnh, phủ đều một bản. Phàm những việc ngày thường quan dân vẫn làm,
             nhất nhất theo từng khoản chia thành quy thức nhất định.
                1.  Đại cương về luân lý
                2.  Việc giao tế giữa con người
                3.  Khoán ước trong xóm làng
                4.  Lệ thường trong việc tế tự, hôn, tang
                5.  Chi phát tiền thóc cùng các loại sổ sách giấy tờ
                6.  Chức trách của hào lý
                7.  Phận sự của nhân dân
                8.  Cách thức vệ sinh
                9.  Công việc tuần phòng
                10. Khuyến khích học hành giữ nghề gốc
                11. Phép tắc xử đoán
                12. Phân biệt thiện ác.
                Sớ đề nghị bề tôi Cơ Mật viện, hội đồng phúc duyệt tra xét lệ cũ, chú thêm điều
             luật làm một quyển sách phong tục lệ ngôn, trên ghi Hán văn, dưới dịch ra chữ
             Quốc ngữ. Sách làm xong sẽ dâng lên ngự lãm phụng chỉ thi hành, in ra ban cho
             từng xã trong Kinh ngoài tỉnh và các trường học, đều thường xuyên tuyên đọc,
             giảng giải. Vua giao Cơ Mật viện bàn, kẻ nêu cần phải cải lương, người ngại chưa
             tiện. Việc đó bèn dừng .
                                    2

             2. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam Thực lục chính biên, đệ thất kỷ, Mục 0180 - bản
             dịch - Cao Tự Thanh, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, tr. 143-144.


             86  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93