Page 84 - Văn hoá Huế
P. 84
Ngai vua triều Nguyễn (nguồn: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế)
Quảng bá hình ảnh bảo vật qua các phương tiện thông tin:
Toàn bộ các bảo vật đều đã được số hóa 3D để lưu giữ thông tin phục vụ việc quản
lý và phát huy giá trị.
Quảng bá hình ảnh bảo vật qua các phương tiện thông tin: Website, FB của Bảo
tàng, giới thiệu qua các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước,
các ấn phẩm định kỳ của Bảo tàng.
Phối hợp với một số đơn vị truyền thông làm phim truyền hình về các bảo vật, giới
thiệu trên truyền thông quốc tế.
Tổ chức các cuộc giao lưu tìm hiểu về Bảo vật dành cho các em học sinh, sinh viên;
đặc biệt đưa thông tin và giá trị các bảo vật quốc gia vào chương trình học ngoại khóa
nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hiểu biết về nguồn gốc lịch sử, giá trị của bảo
vật, để các em có ý thức gìn giữ góp phần vào công tác bảo tồn cũng như phát huy gia
trị của bảo vật.
Ngoài ra, từ tháng 6 năm 2023, Trung tâm đã tổ chức Triển lãm “Giang sơn Việt
Nam trên Cửu Đỉnh” để giới thiệu những thông tin liên quan đến Cửu đỉnh.
3.2. Đối với bảo vật quốc gia thuộc Bảo tàng Lịch sử:
Khi Bảo tàng Lịch sử còn hoạt động tại di tích Quốc Tử Giám số 1 đường 23/8 thì
02 (hai) bảo vật quốc gia đều được trưng bày cố định trên hệ thống trưng bày nhằm
thực hiện tốt việc phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay Bảo tàng Lịch
sử đã thực hiện công tác di chuyển hiện vật đến địa điểm mới 268 Điện Biên Phủ, nên
các Bảo vật quốc gia hiện đang được bảo quản tại kho và sẽ có phương án trưng bày,
tiếp tục phát huy giá trị trong thời gian đến.
Bảo vật quốc gia Bệ thờ Vân Trạch Hòa đã từng là hiện vật được tham gia trưng
bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ vào năm 2010 trước
khi được công nhận là bảo vật quốc gia.
82 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ