Page 81 - Văn hoá Huế
P. 81
sống của đồng bào qua nhiều thế hệ, các lễ hội đặc sắc cùng với các làng nghề, món
ăn truyền thống… đặc biệt là nghề dệt Dèng truyền thống của dân tộc Tà Ôi và Lễ hội
truyền thống ADa Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô đã được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. Giải pháp phát huy hệ giá trị văn hóa, gia đình Huế từ việc bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể
Để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể từ mỗi gia đình một cách hiệu
quả, thiết nghĩ chúng ta cần phải triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải
pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền giáo dục Luật Di sản văn hóa và Nghị định của
Chính phủ về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa để Luật này đi vào đời sống của
nhân dân, làm người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành
nghiêm túc các quy định của Nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể.
Thứ hai, tiến hành triển khai có hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm số hóa di sản văn
hóa phi vật thể nhằm nhận diện đầy đủ không chỉ về khối lượng, loại hình các di
sản mà còn xác định và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như vai trò, ý
nghĩa của di sản trong đời sống xã hội hiện nay.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, qua đó
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người, mọi nhà, đặc biệt là thế hệ trẻ, để
cả cộng đồng cùng chung tay tham gia bảo vệ và phát huy giá di sản văn hóa phi
vật thể xứ Huế.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua mô hình truyền dạy, đào
tạo tập huấn cho các nghệ nhân trẻ, nhạc công, diễn viên (tức đối tượng thực hành
di sản) làm nguồn nhân lực kế thừa, và tăng cường đội ngũ cán bộ có chất lượng
làm công tác nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, tiến
hành rà soát, tôn vinh các danh hiệu cao quý (Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu
tú) và ban hành các chính sách đãi ngộ đối với những người có tài năng xuất sắc,
có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ, truyền dạy, phát huy các giá trị di sản
văn hóa phi vật thể.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, song
song với quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn. Tập trung nguồn lực đầu tư từ ngân
sách Nhà nước đi đôi với việc huy động nguồn lực xã hội hóa để bảo vệ và phát huy
các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc
tế, những người tâm huyết với di sản có những hành động thiết thực góp phần tôn vinh,
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch.
Có thể nói, sự phong phú, đa dạng, đặc sắc của văn hóa Huế, những phong cách ứng
xử của gia đình Huế như tôn trọng, nghĩa tình, kính trên nhường dưới, lấy đức làm
trọng,... chính là nền tảng quan trọng, là động lực và sức mạnh mềm để tỉnh Thừa Thiên
Huế phát triển nhanh và bền vững.
Với những nỗ lực cao nhất và với những lợi thế sẵn có của mình, đặc biệt là trong
bối cảnh cả thành phố đang nỗ lực triển khai Nghị quyết số 54-TW/NQ của Bộ Chính
trị sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Huế phát triển toàn diện, đảm bảo
sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 79