Page 90 - Văn hoá Huế
P. 90

THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ

                                   DI TÍCH KHẢO CỔ Ở HƯƠNG TRÀ


                                                             n Bài và ảnh: TRẦN TUẤN ANH        *


                     i tích khảo cổ là một trong 4 loại hình di tích lịch sử văn hóa, một bộ phận cấu
                Dthành lịch sử, truyền thống văn hóa của vùng đất, là dấu tích quan trọng minh
             chứng cho quá trình hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, làm nên đặc
             trưng, cốt cách của mảnh đất đó. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Hương Trà đã và
             đang gìn giữ nhiều công trình khảo cổ có giá trị lịch sử văn hóa của đất nước, trong đó
             nhiều di tích khảo cổ góp phần tạo dựng bề dày lịch sử của vùng đất này.
                1. Các di tích khảo cổ trên địa bàn thị xã Hương Trà
                1.1. Di tích văn hoá Sa Huỳnh
                Hệ thống di tích khảo cổ trên địa bàn thị xã Hương Trà đã được nhiều nhà nghiên
             cứu đề cập từ rất sớm và được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức khảo sát, lập quy hoạch
             và cắm biển đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những thông
             tin về văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đất này cho thấy đây là khu vực được cộng đồng dân
             cư quần tụ khá lâu đời và trãi rộng trên phạm vi rộng lớn, dọc theo sông Bồ, gồm:
                Di tích Cửa Thiềng
                Di  tích  Cửa  Thiềng  thuộc
             thôn Phú Ốc (nay là Tổ dân phố
             1), phường Tứ Hạ, thị xã Hương
             Trà,  đã  được  khoa  Lịch  sử,  Đại
             học Khoa học Huế phát hiện vào
             năm 1988 và cho rằng đây là một
             khu  mộ  táng  văn  hoá  Sa  Huỳnh.
             Hiện tại khu di tích là khu ruộng
             canh tác hoa màu có xen lẫn các
             mộ hiện đại. Qua các đợt khảo sát,
             hiện trạng là khu ruộng, tuy nhiên
             trên vách hố thám sát đào sâu cắt
             ngang ruộng, đã tìm được một số
             mảnh gốm thô có lớp áo màu đỏ và
             xương xám đen.
                Di tích Cồn Ràng
                Di tích Cồn Ràng thuộc Tổ dân
             phố Phụ Ổ, phường Hương Chữ,
             thị xã Hương Trà.
                Di tích Cồn Ràng được đã được phát hiện năm 1987, từ đó đến nay di tích này
             đã được khai quật nhiều lần với quy mô lớn. Kết quả khai quật và nghiên cứu đã
             cho thấy đây là một khu mộ táng văn hóa Sa Huỳnh có quy mô và số lượng lớn nhất
             trong văn hóa Sa Huỳnh được biết đến hiện nay, có niên đại khoảng 2500-2000 năm
             cách ngày nay.
             --------------------------------------
             * ThS. Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao.

             88  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95