Page 61 - Văn hoá Huế
P. 61
Bức hoành đề chữ “Định Viễn Quận vương từ đường”
Hai cột trước gian giữa treo đôi liễn bằng gỗ đề chữ Hán:
肯構肯堂克昌厥後
美輪美奐載錫之光
Khẳng cấu khẳng đường khắc xương quyết hậu;
Mỹ luân mỹ hoán tải tích chi quang.
Tạm dịch:
Con nối nghiệp cha, tốt đẹp truyền muôn đời sau;
Cao đẹp lộng lẫy, chở công tích mãi sáng ngời.
Dòng lạc khoản đề: “Long phi Canh Dần cát đán tạo - 龍飛庚寅吉旦造” (Long phi,
Ngày tốt năm Canh Dần chế tạo).
Sau bao nhiêu năm tháng, những bức hoành phi, đối liễn, hương án, khám thờ, lỗ bộ
sơn son thiếp vàng được thiết trí trong phủ Định Viễn vẫn thế, vẫn uy nghiêm và lộng
lẫy, dấu ấn vàng son của một thời lịch sử huy hoàng vẫn còn gần như nguyên vẹn.
3. Kinh doanh phát đạt và giàu có
Lúc bấy giờ, hầu hết các ông hoàng, bà chúa triều Nguyễn chỉ thích theo đuổi lối
học từ chương, trọng nghề nông và không quan tâm đến việc kinh doanh thương mại,
nhưng ông hoàng Định Viễn đã quyết định chọn cho mình một lối đi riêng, dù đi ngược
lại với tư tưởng của nhà vua và triều thần bấy giờ. Với vị trí tọa lạc của phủ Định Viễn
đảm bảo các yếu tố thuận lợi: cận thị, cận giang, cận lộ, cận kinh và cận bến đò Chợ
Dinh cho sự phát triển thương mãi, đồng thời quan sát thấy nhiều thuyền buôn người
Việt và thậm chí có thương thuyền Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây phải neo đậu
dài ngày tại bến đò Chợ Dinh để chờ bán hết hàng hóa mới có thể lại mua hàng chở đi,
ông hoàng Định Viễn đã nảy ra ý tưởng cho dựng dãy nhà kho với các dụng cụ chứa
trữ cần thiết ở gần bến đò, đồng thời huy động lực lượng các đội thuộc binh tinh nhuệ
tổ chức canh giác, bảo vệ. Sau đó, ông hoàng Định Viễn tổ chức mua sỉ hàng hóa như
gốm sứ, vải lụa, giấy bút, dược liệu, lương thực thực phẩm,… cho các thuyền buôn với
giá cả hợp lý, rồi hàng được bốc xếp ngay vào kho. Các thuyền buôn bán hàng cho ông
hoàng nhưng chưa lấy tiền ngay, chuyến sau chở hàng tới lấy tiền chuyến trước. Cứ như
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 59