Page 66 - Văn hoá Huế
P. 66
Nguyễn Khoa Luận và Châu
Hương Viên của Hiệp tá
30
Ưng Bình.
- Từ phá Tam Giang, con
thuyền của cụ Ưng Bình chèo
ngược sông Hương đến bến
Gia Lạc, rồi mới đến bến Châu
Hương Viên.
Như vậy, chợ Gia Lạc được
mô tả như trên nằm ở đâu?
Trước hết nó phải nằm sát
phủ Định Viễn Quận vương,
gần chùa Ba La Mật và Châu
Hương Viên. Và phải nằm về
hướng tây (đứng từ cổng phủ
nhìn ra), ngay sát bờ sông
Hương vì có bến Gia Lạc để
thuyền bè cập bến chở hàng
hóa giao lưu buôn bán.
Chúng tôi đã tiến hành Vị trí tổ chức Hội chợ xuân Gia Lạc trên GoogleMap
khảo sát điền dã tại khu vực này và nhận thấy một khu đất trước mặt phủ Định Viễn
Quận vương đáp ứng các đặc điểm nêu trên. Ông Viễn Tương còn cho biết khu đất này
trước đây có hồ rộng trồng sen và thả cá nhưng về sau bị người dân san lấp mặt bằng
để xây dựng nhà cửa nên không còn dấu vết trên thực địa. Đặc biệt vào năm 2002,
chính quyền địa phương thực hiện chủ trương giải tỏa mở rộng đường Thuận An (nay
là đường Nguyễn Sinh Cung) và xây dựng cầu Chợ Dinh nên hiện trạng mảnh đất càng
bị thay đổi nhiều so với ngày xưa. Chỉ còn lại dấu tích bến phủ Định Viễn, nơi từng có
chiếc thuyền để ông hoàng Định Viễn dạo chơi trên sông Hương. Từ ngày ông hoàng
Định Viễn sáng lập chợ Gia Lạc thì dân gian gọi là bến Gia Lạc. Và con đò chợ Dinh
đi từ Chợ Dinh ở gần vùng Bãi Dâu (đường Nguyễn Văn Siêu ngày nay) qua phía chợ
Gia Lạc, chợ Mai ở vùng Tây Thượng bên kia sông. Tuyến đò này đã được thay thế
bằng cầu Chợ Dinh vào năm 2003 và chỉ còn trong ký ức của một số người cao tuổi ở
địa phương.
Sau khi nhà Nguyễn cáo chung (1945) thì vật đổi sao dời, chợ Gia Lạc cũng theo đó
mà mai một dần. Hội chợ xuân Gia Lạc không còn được tổ chức bài bản tại vị trí trước
mặt phủ Định Viễn Quận vương như trước đây, mà chỉ còn tồn tại một nhóm người
buôn bán nhỏ và chuyển dần về hướng đông, tức phía đối diện chợ Mai ngày nay và có
nhiều biến đổi về hình thức mua bán, trao đổi, vui chơi giải trí. Điều này cũng chính là
nguyên nhân khiến cho nhiều người cứ nhầm tưởng vị trí này ngày xưa ông hoàng Định
Viễn đã tổ chức họp chợ Gia Lạc. Hiện nay vào mỗi dịp tết, người dân xứ Huế vẫn còn
giữ thói quen đi chợ xuân Gia Lạc để mua lộc đầu năm và đã trở thành một nét đẹp độc
đáo của văn hóa Cố đô. Đây cũng là hình thức sinh hoạt văn hóa có giá trị nhân văn, kết
30. Châu Hương Viên nay tọa lạc tại địa chỉ số 355 Nguyễn Sinh Cung, phường Phú Thượng, quận
Thuận Hóa, thành phố Huế.
64 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ