Page 62 - Văn hoá Huế
P. 62

vậy, họ khỏi phải mất công đợi chờ tốn kém mệt mỏi, tiền có thể thu vào chậm nhưng
             bù lại hàng hóa lại được quay vòng nhanh. Đôi bên hợp tác làm ăn cùng có lợi nên đến
             gần tết thì các thuyền buôn chở đến những tặng phẩm quý để dâng lên ông hoàng. Từ
             đó, danh tiếng của ông hoàng Định Viễn vang xa và thương nhân kéo đến mua bán ở
             bến đò Chợ Dinh rất tấp nập. Nhờ vậy mà hoạt động thương mại tại phố Gia Hội - Chợ
             Dinh càng thêm phồn thịnh. Tuy nhiên, mối quan hệ làm ăn với Hoa thương cũng khiến
             ông hoàng Định Viễn không ít lần bị liên lụy bởi những hành động vi phạm pháp luật
             của họ. Điển hình vào năm 1830, thương nhân Trung Quốc là Phan Huy Ký đến làm
             môn hạ cho đức ông Định Viễn, lợi dụng sự tin tưởng và thân tín nên mượn thuyền của
             ông hoàng đi buôn mong được trốn thuế quan. Nhưng hành động phạm pháp này của
             hoa thương Phan Huy Ký đã bị quan quân phát giác, Bộ Hình đem chuyện ấy tấu lên
             vua Minh Mạng. Nhà vua trách mắng: “Định Viễn Công là bậc họ thân của nhà nước,
             đáng nên giữ mình ngay thẳng cẩn thận để giữ tiếng tốt, thế mà lại nhẹ dạ cả tin người
             bậy, lời xằng, cho làm môn thuộc, để nó cậy thế làm gian, cũng không phải là không có
             lỗi. Vậy phạt bổng thân công 6 tháng” .
                                                   19
                Theo “Ngọc hệ thế phổ” của phòng Định Viễn Quận vương cho biết đức ông còn
             thân chinh vượt biển sang tận Nhật Bản để tìm hiểu thị trường, kết hợp xuất nhập khẩu
             nhiều loại hàng hoá . Nhờ vào sự uy tín, địa vị và sự sòng phẳng trong giao dịch của
                                 20
             ông hoàng Định Viễn đã khiến công việc làm ăn, buôn bán của ông hoàng ngày càng trở
             nên phát đạt, và liên tục thu lợi nhuận hậu hĩnh. Đức ông nhanh chóng trở nên giàu có
             nhất trong số các ông hoàng lúc bấy giờ, đến mức hoàng huynh của ông, tức vua Minh
             Mạng đã từng ngợi khen: “Phú bất như Định Viễn” (Không ai giàu bằng ông hoàng
             Định Viễn). Và cũng bởi vì sự giàu sang phú quý mà ông hoàng Định Viễn có một nếp
             sống và sinh hoạt không ai theo kịp.
                Kế tục truyền thống kinh doanh của gia tộc, Viễn Đệ 遠杕 (1902-2003), con trai
             trưởng của Tham tri Chiêm Thiết, hậu duệ đời thứ 5 của Định Viễn Quận vương cũng
             nổi tiếng là một doanh nhân có nhân cách lớn, đã có nhiều đóng góp về văn hóa và kinh
             tế trong giai đoạn đất nước chưa giành được độc lập. Từ những thành công trên bước
             đường dựng nghiệp, ông tham gia tích cực vào phong trào chấn hưng thực nghiệp với
             việc thành lập Công ty Viễn Đệ chuyên sản xuất, kinh doanh dầu khuynh diệp, nước
             hoa mười thương và nhà in Viễn Đệ. Ngoài ra, Viễn Đệ còn làm Giám đốc Nhà máy vôi
             Long Thọ và sáng lập các tờ báo “Việt Nam Phụ Nữ”, “Kim Lai tạp chí”.
                4. Đam mê nghệ thuật Tuồng
                Với cơ nghiệp giàu có từ việc kinh doanh buôn bán, ông hoàng Định Viễn đã nuôi
             những đoàn hát tuồng trong phủ, và thiết lập hẳn một rạp hát tuồng riêng tại phủ đệ để
             biểu diễn cho con cháu và người dân địa phương cùng xem. Từ đó, rạp của ông hoàng
             Định Viễn trở nên nổi tiếng khắp Kinh thành.
                Chính niềm say mê tuồng hát quá đà của hoàng thân Định Viễn đã dẫn đến hành động
             vi phạm luật pháp. Đó là sự việc xảy ra vào năm 1822, đức ông Định Viễn gọi thợ làm mũ
             vào phủ để chế tạo mũ cho các con hát. Người thợ làm mũ vì thời tiết mưa lụt không đến
             đúng hẹn, ông giận bắt đánh roi người đó. Thiêm sự Nội vụ là Hồ Hữu Thẩm đem việc đó
             tâu lên. Vua Minh Mạng gọi Định Viễn Công vào cung, quở mắng và răn dạy rằng: “Em



             19.  Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 2, Tlđd, tr. 58.
             20.  Phòng Định Viễn Quận vương (1987), Ngọc hệ thế phổ, Viễn Bổn biên soạn, tr. 15.


             60  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67