Page 59 - Văn hoá Huế
P. 59
dưới chân núi Ngũ Phong, ấp Tứ Tây, làng An Cựu. Công tôn Hoài Trấp là một người
uyên thâm giáo lý nhà Phật, và cũng là một nhà thơ lớn, với tác phẩm “Lược ước tùng
sao” nổi tiếng.
Công tằng tôn Chiêm Dĩ 汜 (1863-1911) là con trai trưởng của Kỳ Ngoại hầu
16
Hoài Điệu với bà Nguyễn Gia Thị Mai. Năm Kiến Phúc nguyên niên (1884), ông được
triều đình tập phong tước Trợ Quốc khanh.
Công tằng tôn Chiêm Thiết 沏 (?-?) là con trai của Thượng thư Hoài Điển. Ông
từng đảm trách một số chức vụ quan trọng như Tri phủ Quảng Trạch, Án Sát Bình
Định, Bố chánh Bình Định. Sau khi về hưu, Chiêm Thiết được triều đình thăng vinh
hàm Tham tri bộ Binh.
Công huyền tôn Viễn Vinh 遠榮 (1902-1975) là con trai trưởng của Trợ Quốc khanh
Chiêm Dĩ với bà Nguyễn Đức Thị Võ. Năm Khải Định thứ 6 (1921), ông được triều
đình tập phong tước Tá Quốc khanh.
2. Dấu xưa vương phủ
Đến tuổi trưởng thành, đức ông Định Viễn được vua Gia Long cho phép ra ở riêng.
Đức ông chọn đất lập phủ đệ tại ấp Tây Thượng (thuộc làng Dương Nỗ), đối diện với
bến đò Chợ Dinh (thuộc
phố Gia Hội - Chợ Dinh),
là khu vực sầm uất bậc
nhất của Kinh đô Huế,
nơi tấp nập của thuyền bè
từ khắp nơi chở hàng đến
Kinh thành để giao lưu
buôn bán. Phủ Định Viễn
là một quần thể kiến trúc
tòa ngang, dãy dọc bề
thế, có quan lại và binh
lính phục dịch. Ngoài
ra, phủ còn được trang
bị súng thần công và voi
chiến để canh phong cẩn Nội thất phủ thờ Định Viễn Quận vương
mật. Tuy nhiên đến năm 1832, vua Minh Mạng đã ban lệnh tịch thu voi chiến tại các
phủ đệ để sung vào lực lượng tượng binh. Sách “Đại Nam thực lục” có đoạn chép:
“Vua cho rằng, voi trận không như trâu ngựa, tư gia không được nuôi riêng. Vì vậy,
các hoàng đệ là Kiến An công Đài, Định Viễn công Bính, Diên Khánh công Tấn mỗi
người được ban cho một thớt voi từ khoảng niên hiệu Gia Long đều đem nộp trả cả” .
17
Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, phủ Định Viễn được
trùng tu và sửa chữa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được những giá trị cổ kính. Theo chân
ông Viễn Tương, chúng tôi đến thăm ngôi phủ đệ vang bóng một thời này. Phủ Định
Viễn Quận vương hiện tọa lạc tại địa chỉ số 17 tổ 5 (thuộc phường Phú Thượng, thành
phố Huế), trên khu đất có diện tích hơn 1.000m2, mặt nhìn về hướng Nam. Diện mạo
phủ hiện nay là kết quả của lần trùng tu lớn vào năm 2003.
16. Công tằng tôn Chiêm Dĩ có tên gọi khác là Chiêm Nhĩ 洱
17. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 3, Tlđd, tr. 433.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 57