Page 56 - Văn hoá Huế
P. 56
Bính có phong cách cởi mở, gần gũi và tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới. Quốc sử
quán triều Nguyễn còn nhận xét ông hoàng Bính là một người có lòng trung hậu, thanh
kiệm và kính giữ chức phiên vương .
2
Thuở nhỏ ông hoàng Bính có tính cách hiếu động, nghịch ngợm khiến vua Gia Long
phiền lòng và nhiều lần trách phạt. Hoàng huynh Nguyễn Phúc Đảm, sau này là vua
Minh Mạng đã phải nhiều lần đứng ra xin vua cha tha tội hoặc xử nhẹ hình phạt cho em.
Nhưng sau này lớn lên, hoàng tử Bính lại tu tâm dưỡng tính, lo học hành và biết giữ lễ
nên được vua Gia Long hết sức khen ngợi . Đến năm Gia Long thứ 16 (1817), hoàng tử
3
Bính được triều đình tấn phong tước vị Định Viễn Công 定遠公 khi mới 20 tuổi. Tước
hiệu này được đặt theo tên phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long. Và tước phong này chỉ là
trên danh nghĩa, chứ ông hoàng Định Viễn không có thực quyền ở vùng đất ban phong.
Sau này, vua Minh Mạng lên ngôi cũng rất ưu hậu đối với hoàng thân Định Viễn
Công, cứ 5 ngày một lần sai người đến phủ đệ hỏi thăm, khi rỗi việc triều chính thì
thỉnh thoảng đến chơi . Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhân dịp hoàng thân Định Viễn
4
tổ chức mừng thọ 40 tuổi, vua sai lấy các vật phẩm trong kho Nội phủ gồm các thứ đồ
bằng ngọc và thủy tinh, 1 hòm chè, 12 cuộn gấm hoa, 1 bộ tách uống rượu, 1 đôi giày
đỏ thêu hình con mãng để ban tặng . Đến năm thứ 21 (1840), vua Minh Mạng còn cho
5
đúc một con bạch trạch bằng vàng nặng 6 lạng 9 đồng cân ban tặng cho hoàng thân
Định Viễn Công.
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua xuống dụ miễn cho hoàng thân Định Viễn Công
khỏi phải lạy ngày thường chầu, trừ khi triều hội và các điển lễ lớn . Sang năm (1844),
6
hoàng thân Định Viễn Công theo vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần, được sung chức
Ngự tiền Thân thần thay vua nhận sắc của sứ nhà Thanh đem sang, khi vua hồi loan thì
hoàng thân Định Viễn được thưởng rất hậu . Cũng trong năm này, triều đình tổ chức lễ
7
tế trời đất ở đàn Nam Giao. Lễ xong, vua Thiệu Trị ban thưởng thêm cho hoàng thân
Định Viễn Công một đồng kim tiền lớn hạng nhất đề chữ “Long vân khế hội” . Năm
8
1846, nhân dịp mừng thọ 50 tuổi của hoàng thân Định Viễn, vua Thiệu Trị sai quan
mang phẩm vật gồm 1 hình nộm lão tiên bằng trúc, 1 thứ đồ bằng vàng ngọc, 1 đôi bát
đĩa bằng vàng, nắp bằng pha lê, 50 lạng bạc, 15 súc đoạn thêu, 1 bộ ấm chè vẽ vàng của
nước ngoài, 1 bộ tách uống rượu bằng pha lê của nước ngoài, 1 hòm chè Tàu, 1 hòm
rượu Tây .
9
Ngày 3 tháng 7 năm Quý Hợi (tức ngày 16/8/1863), đức ông Định Viễn Công qua
đời, hưởng thọ 67 tuổi. Ngày đức ông Định Viễn mất, vua Tự Đức nghe tin vô cùng
2. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb
Thuận Hóa, Huế, tr. 93.
3. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Tlđd, tr. 93.
4. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 2, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr. 59.
5. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 4, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr. 978.
6. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 6, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr. 66.
7. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb
Thuận Hóa, Huế, tr. 93.
8. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 6, Tlđd, tr. 578.
9. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 6, Tlđd, tr. 904.
54 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ