Page 63 - Văn hoá Huế
P. 63

nay 26 tuổi không còn nhỏ bé nữa, sao không bỏ cái tính trẻ con để đến đức thành nhân,
            cứ cam tự xử ngu dại hết sức như thế. Em còn nhớ năm trước bắt con người ta làm con
            hát bị Hoàng khảo quở không? Ngày ấy anh van khóc hết sức xin cho, Hoàng khảo vẫn
            không vì tình riêng mà bỏ phép công, rốt cuộc em bị đánh roi. Nay em có tội, trong anh
            em có ai xin cho đâu. Ví thử có người xin, anh thương mà tha thì phép công làm sao? Há
            chẳng là làm nặng thêm tội cho anh ư? Nếu theo luật mà trị thì tình xương thịt làm sao?
            Há chẳng làm đau lòng cho anh ư? Ấy đều là anh chẳng dạy được em, trên đã đắc tội với
            Liệt thánh cùng Hoàng khảo, dưới lại đắc tội với thần dân, lưu trong sử sách, nghìn đời
            về sau sẽ cho anh là người thế nào? Vả anh có ngày nay là Hoàng khảo để lại nghiệp rất
            lớn, giao cho việc rất khó, cho nên sợ lo nơm nớp, không dám khinh thường chút nào,
            là vì nghĩ rằng làm vua, ngôi càng cao thì thân càng nguy vậy. Em thử nghĩ xem. Phàm
            hoàng thân quốc thích, đã không khó nhọc về chính sự, chỉ lấy thi thư làm vui, thì càng
            phải kính giữ phép tắc, chớ để mất tiếng hay. Nếu lại kiêu ngạo phóng túng, lấy thế lấn
            người, thì trăm họ hỏng hết, còn phú quý với ai? Huống chi em làm mũ con hát là việc vô
            ích mà bắt người ta giữa lúc mưa lụt thì có nên không? Lỗi lần này anh tạm tha cho, nếu
            lại còn như thế thì tự có phép công, cuối cùng không thể lấy tình riêng anh em mà bỏ phép
            công của nước. Em nay huyết khí chưa định, nên chưa biết nghĩ thôi. Sau nên biết tự ức
            chế thì sẽ khỏi tội lỗi mà giữ được phú quý. Đến khi bốn năm mươi tuổi, nghĩ lại lời nói
            của anh, mới biết là thương nhau đến thế nào” .
                                                       21
               5. Đầu xuân đi chợ phiên Gia Lạc
               Nhân ngày tết, ông hoàng Định Viễn đã lập một ngôi chợ nhỏ mang tên Gia Lạc cho
            thân nhân trong phủ đệ có nơi trao đổi hàng hóa, vui chơi giải trí. Vì vậy, danh xưng
            Gia Lạc có nghĩa là thêm niềm vui. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn tầng lớp
            có danh phận hoàng thân quốc thích và quan lại, sau thấy vui nên mở rộng đối tượng
            tham gia cho cả dân thường quanh vùng đến trao đổi mua bán, vui chơi khiến không
            khí trở nên náo nhiệt hơn. Phiên chợ này cũng cuốn hút các quan chức, thương nhân
            người nước ngoài đến tham dự. Đến đây, mọi người sẽ được xem hát tuồng, được trải
            nghiệm các trò chơi ngày tết của chốn cung đình lẫn dân gian, thưởng thức các món ăn
            từ dân dã đến cao sang, mua sắm các đồ chơi, vật dụng để sử dụng và trưng bày trong
            những ngày tết. Người đến chợ không quá chú trọng đến việc mua bán lấy lời mà với
            tâm thế du xuân trẩy hội để lấy hên, lấy lộc đầu năm. Ai cũng ăn mặc đẹp đẽ, giao tiếp
            lịch sự, thân thiện, vui vẻ.
               Một điều đặc biệt là giữa lúc khung cảnh chợ búa, quán xá, cửa hàng, cửa hiệu ở
            khắp Kinh thành đều vắng lặng, đóng cửa nghỉ tết, du xuân thì phủ ông hoàng Định
            Viễn lại rộn ràng họp chợ. Họ dựng các quán xá lợp mái bằng tranh để trao đổi mua
            bán các mặt hàng phong phú, kể cả những vật phẩm do đích thân hoàng thượng ngự
            ban cho các ông hoàng, bà chúa. Hội chợ xuân Gia Lạc quanh năm suốt tháng thường
            không họp chợ mà chỉ họp đúng trong 3 ngày xuân. Sau phiên chợ đó thì mọi người giải
            tán và chờ đến đầu xuân năm sau mới xuất hiện trở lại. Từ đó, chợ Gia Lạc trở thành
            một hình thức hội chợ vui xuân nổi tiếng cả nước, và trở thành loại chợ phiên tổ chức
            thường niên trong 3 ngày tết ở Kinh đô Huế.
               Về vị trí chợ Gia Lạc, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: Chợ Gia Lạc được tổ chức
            tại khu đất sát chợ Mai ngày nay. Đây là điểm giao nhau giữa các làng Dương Nỗ, Nam


            21.  Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 2, Tlđd, tr. 237.

                                                                SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   61
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68