Page 64 - Văn hoá Huế
P. 64
Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế. Tuy nhiên qua nghiên cứu khảo sát thực tế, chúng tôi nhận
thấy địa điểm tổ chức chợ Gia Lạc không thể nằm sát chợ Mai vì địa thế phủ Định Viễn
Quận vương không nằm liền kề chợ Mai mà nằm tiếp giáp đất phủ Khánh Quận công .
22
Vì vậy, ông hoàng Định Viễn không thể lấy đất của phủ Khánh Quận công để tổ chức
họp chợ Gia Lạc. Từ đó, chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và đối chiếu các
nguồn tư liệu để hy vọng tìm được chính xác địa điểm đã từng diễn ra chợ xuân Gia
Lạc năm xưa.
Phủ Khánh Quận công nằm liền kề kế bên chợ Mai
Trong tấm bản đồ “Administrados al. S. Coronel Don Carlos Palanca Gutierrez,
Dibujado” do Đại tá Tây Ban Nha Don Carlos Palanca Guttiere vẽ năm 1863 lúc đến
23
Huế cùng với Đô đốc Bonard để ký hòa ước với triều đình Huế, có ghi chú địa danh
“Chợ Gia Lạc”. Điều này cho thấy, chợ Gia Lạc đã rất hưng thịnh và nổi tiếng vào thời
điểm lúc bấy giờ.
Cuốn hồi ký “Mười tám tháng ở Huế” của bác sĩ người Pháp A. Auvray đã có đoạn
miêu tả sống động khung cảnh phiên chợ Gia Lạc diễn ra vào năm 1880 như sau: “Mỗi
năm, trong mấy ngày tết, một vị hoàng thân [Định Viễn Quận vương] mở phiên chợ
tại phủ đệ, bán đủ thứ. Cũng có lợi. Năm 1880, chợ ấy nhóm tại bên kia sông, phía
đông Công sứ quán. Một cái sân rộng, có hồ nho nhỏ, giữa hồ có hòn cù lao tẻo teo, có
đình lục giác, xung quanh có quán xá bằng tranh. Người đi mua bán, kẻ đến xem chơi
tướp mướp. Các công tử, công nữ mặc áo lục, bọn nô bộc trong phủ đệ mặc áo màu
sặc sỡ, cũng lẫn lộn trong đám đông người. Thành ra một cảnh tượng hoa hòe rực rỡ.
Đàng sau là lầu ngói chỉ có các vị hoàng thân mới được ở nhà có tầng trên, còn người
thường hoặc các quan đều không được. Trong chợ phiên nầy, thấy bày đủ thức: đồ
chai, đồ chơi ngoại quốc, ly rượu, tạp hóa Paris, đồ cẩn thô sơ, hộp trầu, ve thuốc bổ,
thuốc muối, còn nhiều thứ nữa, nhưng chúng tôi thấy có bày một vật lạ nhất là thứ xì
gà Manille thượng hảo hạng. Hỏi ra mới biết lúc sứ bộ Tây Ban Nha đến tiến cống cho
vua 8.000 điếu xì gà ấy. Vua không thích, đem ban phát ra, rồi các Ông Hoàng lãnh về
lại dùng mà làm lợi. Nhờ đó mà chúng tôi là kẻ dân dã lại được hưởng cái gia vị của
thứ xì gà đế vương chính hiệu” .
24
22. Khánh Quận công Nguyễn Phúc Kỳ là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
23. H. Cossera (1933), “La citadelle de Hué: Cartographie”, Bulletin des Amis du Vieux Hué
(BAVH), Số 1-2, Bản đồ số I., tr. 11.
24. Tràng An báo (1937), “Bút ký 18 tháng ở Huế của bác sĩ người Pháp Auvray vào năm 1879 - 1880”,
Bản dịch của Thúc Dật, Số 260, phát hành ngày 1/10/1937, Huế, tr. 3.
62 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ