Page 57 - Văn hoá Huế
P. 57
thương tiếc, nghỉ chầu 3 ngày, truy tặng cho đức ông tước vị Định Viễn Quận vương 定
遠郡王, ban thụy là Đôn Lượng 敦諒, cấp cho con cháu 10 mẫu ruộng để thu hoa lợi
lo việc thờ cúng hàng năm được chu toàn .
10
Viên tẩm đức ông Định Viễn Quận vương được an táng tại làng Nguyệt Biều (nay
thuộc xóm Trung Thượng , phường Thủy Biều, thành phố Huế). Quy cách xây dựng
11
tẩm mộ đức ông theo quy chế tước vị Quận vương với các đơn nguyên kiến trúc chính
như la thành, cổng, bình phong tiền - hậu, án thờ, nấm mộ và bia mộ. Kiến trúc viên tẩm
gồm 2 lớp tường thành (thành ngoại cao hơn thành nội) xây gạch đá bao bọc theo dạng
hình chữ nhật, phía trước mở một cửa theo lối nguyệt môn, mái cửa đắp giả ngói nhiều
lớp, và trên cổng có đắp nổi các ô hộc nhưng để trống. Qua cửa vòm là bình phong tiền
nằm chính giữa trục thần đạo, với chức năng che chắn tất cả yếu tố bất lợi xâm nhập vào
bên trong tẩm mộ. Tiếp đến là án thờ (hương án) nằm ở trước tẩm mộ, đây là nơi đặt bát
nhang và thiết soạn quả phẩm phục vụ việc cúng bái. Nấm mộ nằm ở vị trí quan trọng
nhất trong tổng thể tẩm mộ. Kiểu mộ hình trúc cách (hay còn gọi là Long đình) được
tạo tác bằng đá thanh, đây là mô hình thu nhỏ của một ngôi nhà truyền thống có hai
mái xuôi, bờ nóc không trang trí và được xây trên liếp mộ hình chữ nhật khá thấp. Bia
mộ gắn ở vị trí chính giữa tẩm mộ khắc ghi dòng chữ: “Định Viễn Quận vương thuỵ
Đôn Lượng chi tẩm - 定遠郡王諡敦諒之寢”. Cuối cùng là bình phong hậu gắn liền
với thành nội và được giật cao hơn so với la thành. Xung quanh viên tẩm đức ông Định
Viễn được bao bọc bởi cánh đồng lúa tạo nên một khung cảnh thanh bình và thoáng đạt.
Đức ông Định Viễn Quận vương khai mở ra phòng 6 thuộc Đệ Nhất chánh hệ và
được vua Minh Mạng ngự ban cho bài Phiên hệ thi để làm chữ lót đặt tên cho con cháu
hậu duệ trong phủ - phòng.
Tịnh Hòa Chiêm Viễn Ái - 靖懷瞻遠愛
Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha - 景仰茂淸珂
Nghiễm Khác Do Trung Đạt - 儼恪由衷逹
Liên Trung Tập Cát Đa - 連忠集吉多” .
12
Đức ông có 42 con trai và 31 con gái. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày sơ lược vài
nét về hành trạng một số con cháu hậu duệ của đức ông được triều đình phong tước và
bổ nhiệm làm quan trong triều.
Công tử Tịnh Cơ 靜基 (1815-1854) là con trai trưởng của đức ông Định Viễn Quận
vương với bà Phùng Thị Tú. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông được triều đình ân phong
tước Bái Trạch Đình hầu.
Công tử Tịnh Phường 靜坊 (?-?) là con trai thứ 3 của đức ông Định Viễn Quận
vương. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), ông được triều đình ân phong tước Phụng
Quốc khanh.
Công tử Tịnh Long 靜隆 (?-?) là con trai thứ 9 của đức ông Định Viễn Quận vương.
Năm Tự Đức thứ 26 (1873), ông được triều đình ân phong tước Phụng Quốc khanh.
Công tử Tịnh Kỷ 靜剞 (?-?) là con trai thứ 24 của đức ông Định Viễn Quận vương.
13
Trong một bài viết về cổ nhạc đăng trên tạp chí Nam Phong, cụ Phó bảng Hoàng Yến
10. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 7, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, tr. 818.
11. Dân gian còn gọi là xóm Định Viễn.
12. Tôn Thất Cổn (1943), Hoàng tộc lược biên, Nxb. Imprimerie Nguyễn Văn Của, Sài Gòn, tr. 6.
13. Công tử Tịnh Kỷ còn gọi tên khác là Tịnh Kỳ.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 55