Page 58 - Văn hoá Huế
P. 58

đã nhận xét công tử Tịnh Kỷ là một tay đàn cự phách, đặc biệt đánh đàn Tranh, đàn Tỳ
             rất hay .
                    14
                Công tôn Hoài Điệu 懷銚 (1841-1885) là con trai thứ 3 của Bái Trạch Đình hầu Tịnh
             Cơ với bà Nguyễn Công Thị Tịnh. Ông được triều đình tập phong tước Kỳ Ngoại hầu.
                Công tôn Hoài Điển 懷錪 (?-?) là con trai trưởng của Công tử Tịnh Thuật. Ông lần
             lượt được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng như Quản biện Thị vệ (1899), Bố chánh
             Quảng Bình (1900), Tham tri bộ Binh (1906). Năm Duy Tân thứ 2 (1908), ông được
             triều đình thăng vinh hàm Thượng thư bộ Binh.
                Công tôn Hoài Trấp 懷廾, tức Viên Thành thiền sư 員成禪師 (1879-1928) là con
             trai thứ 2 của Công tử Tĩnh Quỵ với bà Vũ Thị Dần. Ông xuất gia năm 1895 khi 16
             tuổi tại chùa Ba La Mật và học với thiền sư Viên Giác (cũng là anh rể bên hàng bác)
                                                                                               15
             cho đến khi thiền sư viên tịch (1900). Năm 1901, ông thọ giới trong giới đàn Phú Yên
             và đỗ đầu trong giới tử. Năm 1923, ông lập chùa Trà Am gần tháp thiền sư Viên Giác,










































                                    Sơ đồ phong tước tại phủ Định Viễn Quận vương



             14.  Hoàng Yến (1921), “Cầm học tầm nguyên: Khảo về nghề đờn ở nước ta”, Tạp chí Nam Phong,
             Hà Nội, tr. 385.
             15.  Sư Viên Giác tức Bố chánh Nguyễn Khoa Luận (1834-1900), kết duyên với cả hai người con
             gái của Công tử Tịnh Cơ (anh của Công tử Tịnh Quỵ) là Công Tôn Nữ Thị Tư, tên gọi khác Thị Thứ
             (1839-1899) và Công Tôn Nữ Thị Trung, tên gọi khác Thị Xuân (1851-1930).Trong đó, bà Công
             Tôn Nữ Thị Tư là người đứng ra khởi dựng chùa Ba La Mật vào năm Đồng khánh nguyên niên
             (1886).


             56  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63