Page 54 - Văn hoá Huế
P. 54

hóa quốc gia. Đây chính là minh chứng cho nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài
             Huế đã được khẳng định giá trị trên bình diện quốc gia. Điều này có ý nghĩa hết sức to
             lớn, là niềm tự hào nghề nghiệp đối với cộng đồng may mặc không chỉ ở Huế mà còn
             trên phạm vi cả nước.
                Sự kiện có ý nghĩa này sẽ tạo một làn gió mới, là động lực thúc đẩy các nghệ nhân,
             nhà thiết kế, các doanh nghiệp liên quan đến may mặc tâm huyết, nỗ lực phân cống
             hiến, để tiếp tục khẳng định giá trị độc đáo, riêng có, không ngừng nâng cao vị thế và
             tầm ảnh hưởng của áo dài Huế không chỉ trong nước mà mở rộng phạm vi ra quốc tế.
             Đây còn là cơ hội tốt để họ phát triển nghề, xây dựng và nâng cao thương hiệu của cá
             nhân, doanh nghiệp mình. Địa phương cũng có cơ hội để đẩy mạnh phát triển công
             nghiệp văn hóa mà áo dài sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực...
                Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng cảm ơn những đóng góp tích cực của các nghệ
             nhân, nhà thiết kế, doanh nghiệp - những người nắm giữ các tri thức về may áo dài Huế,
             đã tâm huyết gìn giữ, chia sẻ nghề may áo dài với những tri thức vô cùng đặc biệt để
             Huế có được di sản quý báu của ngày hôm nay.
                Như ông từng chia sẻ, sau khi được đưa vào danh mục Di sản Quốc gia, Sở sẽ
             tham mưu báo cáo UBND thành phố tiến hành các thủ tục, hồ sơ, đăng ký, đệ
             trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
             loại. Vậy ông có thể chia sẻ đôi điều về hành trình này?
                Việc xây dựng hồ sơ đăng ký, đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh áo dài là di sản
             văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ các
             quy trình chặt chẽ, đồng thời có sự nỗ lực của các cơ quan, ban ngành, địa phương liên
             quan.  Hiện nay, chúng tôi cũng đang tham mưu cho UBND thành phố lựa chọn danh
             mục các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Huế để đưa vào kế hoạch xây dựng hồ
             sơ, do đó cũng cần cân nhắc về nguồn lực và lộ trình triển khai cụ thể.
                Tôi vẫn luôn tin rằng, với sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự quan tâm của Bộ Văn
             hóa, Thể thao và Du lịch, cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của các cơ quan, đơn vị, địa
             phương, áo dài Huế sẽ sớm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại
             diện của nhân loại trong thời gian sớm nhất.
                Để áo dài lan tỏa trong đời sống đúng nghĩa, ngoài danh phận và những danh
             hiệu được công nhận, ở góc nhìn của ông, điều gì quan trọng nhất?
                Di sản văn hóa phi vật thể do cộng đồng nắm giữ thì cộng đồng phải tham gia trực
             tiếp vào công tác bảo tồn, phát huy, phát triển với tư cách là chủ thể. Do vậy, cộng đồng
             nắm giữ di sản cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, nhanh chóng tiếp cận và
             chủ động tham gia vào hành trình bảo tồn và phát huy giá trị tri thức dân gian đã được
             Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
             Việc bảo tồn, phát huy giá trị cần xuất phát từ hai giá trị tri thức dân gian, đó là “may
             mặc” và “tập quán sử dụng”, hai giá trị này cần được thực hiện song song.
                Di sản văn hóa phi vật thể về áo dài Huế được vinh danh là cơ sở cực kỳ quan trọng,
             đem lại cơ hội cho nghề may đo và tập quán mặc áo dài Huế phát triển. Cùng với đề án
             “Huế - Kinh đô áo dài” đang được ngành Văn hóa và các cấp, các ngành tích cực triển
             khai, chúng tôi hy vọng áo dài Huế sẽ có “đất” để phát triển và tiếp tục khẳng định được
             thương hiệu, vị thế.
                Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! n


             52  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59