Page 53 - Văn hoá Huế
P. 53
Những giá trị
văn hóa, lịch sử
của áo dài từng gắn
với vùng đất Cố đô
Huế; hình ảnh áo
dài và những ảnh
hưởng mang dấu ấn
sâu đậm trong đời
sống của người dân
xứ Huế... là những
thuận lợi cơ bản khi
xây dựng hồ sơ di
sản văn hóa phi vật
thể về áo dài Huế.
Cùng với đó là sự
nỗ lực của ngành
Văn hóa và Thể
thao, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, những con
người yêu quý di sản văn hóa, yêu quý áo dài; đặc biệt sau khi Đề án “Huế - Kinh đô áo
dài” được UBND tỉnh (nay là UBND thành phố) phê duyệt, đã tạo động lực để chúng
tôi nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
Chúng tôi đã rất nỗ lực để làm tốt công tác truyền thông, tổ chức nhiều sự kiện, hoạt
động liên quan đến áo dài, nhằm lan tỏa nét đẹp và giá trị văn hóa, lịch sử của áo dài
Huế, để cộng đồng thấy được lợi ích của việc khôi phục hình ảnh áo dài trong cuộc
sống đương đại, thúc đẩy văn hóa, du lịch phát triển.
Sau khi được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chiến lược quảng bá
và phát huy giá trị loại hình di sản này sẽ được thực hiện ra sao, thưa ông?
Những năm qua, hoạt động tuyên truyền, quảng bá áo dài được chúng tôi khởi
xướng đã có ý nghĩa lớn trong việc định hình, nhận thức đúng đắn về quốc phục Việt
Nam đối với người dân.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia càng chứng tỏ rằng việc quảng bá áo dài của ngành Văn hóa đã đi đúng hướng và
đạt được kết quả nhất định. Chúng tôi luôn xác định nhất quán việc quảng bá áo dài là
một hạng mục rất quan trọng luôn được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai
Đề án “Huế - Kinh đô áo dài”.
Đặc biệt, sau khi Di sản văn hóa phi vật thể này được ghi danh, ngành càng quyết
tâm và đẩy mạnh hơn nữa, nỗ lực cùng các ngành, địa phương tích cực phối hợp xây
dựng hình ảnh, tăng cường truyền thông, quảng bá áo dài thông qua việc triển khai các
nội dung, hạng mục rất phong phú và đa dạng trong Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” theo
lộ trình đã được phê duyệt; khẳng định Huế là cái nôi sinh ra, nuôi dưỡng và phát triển
của áo dài truyền thống Việt Nam.
Còn với những nghệ nhân, doanh nghiệp liên quan đến may mặc ở Huế, tin vui
này có ý nghĩa như thế nào?
Huế có hàng chục làng nghề truyền thống và nhiều ngành nghề khác nhau, và đến
nay, đã có Dệt Dèng và “Tri thức may, mặc áo dài Huế” được vinh danh là Di sản văn
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 51