Page 52 - Văn hoá Huế
P. 52
SAU DI SẢN QUỐC GIA, ÁO DÀI HUẾ
HƯỚNG ĐẾN DI SẢN NHÂN LOẠI
n Thực hiện phỏng vấn: NHẬT MINH
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa
được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự,
tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn
mang đậm giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt
chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải -
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc
gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
đã nhấn mạnh như thế với Văn hóa Huế
về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.
Ông Hải cho biết: “Gần 5 năm qua,
nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị áo dài
Ông Phan Thanh Hải Huế không chỉ được kiên trì thực hiện
thông qua nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa của ngành văn hóa, nghệ nhân, nhà thiết
kế và cộng đồng yêu áo dài tại Huế, mà còn lan tỏa trong phạm vi cả nước. Và rồi di
sản này đã được Nhà nước ghi nhận và vinh danh”.
Được biết, trước đó tên gọi được trình lên là “Nghề may đo áo dài và tập quán
sử dụng áo dài truyền thống Huế”. Thế nhưng khi được công nhận lại là gọi “Tri
thức may, mặc áo dài Huế”. Khái niệm này khiến nhiều người băn khoăn, vậy ông
có thể giải thích rõ hơn?
Đúng là giữa tên gọi trong hồ sơ trình của Huế và Quyết định công bố của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có sự khác nhau. Tuy nhiên, về mặt ngữ nghĩa, tên gọi “Tri
thức may, mặc áo dài Huế” hay “Nghề may đo áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền
thống Huế” đều có ý nghĩa giống nhau, đều phản ánh những thuộc tính của áo dài Huế,
là “tri thức may, đo” và “tập quán mặc áo dài của người Huế”. Đó còn là những giá trị
di sản văn hóa phi vật thể đang được lưu giữ, thực hành, trao truyền những tri thức may,
mặc áo dài Huế trong cộng đồng trong suốt thời gian qua trên vùng đất Huế.
Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” đã mở ra cho Huế nhiều cơ hội trong việc bảo
tồn và phát huy áo dài Huế trong đời sống đương đại, góp phần quảng bá văn hóa Việt
Nam, văn hóa Huế thông qua hình ảnh áo dài Huế.
Quá trình tiến hành thực hiện hồ sơ này diễn ra như thế nào, thưa ông?
Việc xây dựng hồ sơ di sản áo dài cũng như các di sản vật thể và phi vật thể khác
thời gian qua được tiến hành nghiêm túc, khoa học, đảm bảo các bước theo quy định.
Quá trình xây dựng hồ sơ, Sở Văn hóa và Thể thao luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ
của UBND tỉnh, sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự phối hợp
của các cấp, các ngành, các nhà thiết kế, nghệ nhân, các cơ sở may đo áo dài trên địa
bàn thành phố Huế.
50 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ