Page 51 - Văn hoá Huế
P. 51
còn diễn ra tại Thánh đường 352 Chi Lăng, phường Phú Hậu và đình làng Hải Cát
phường Long Hồ, quận Phú Xuân, thành phố Huế.
Lễ hội điện Huệ Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, cũng từng
ở giai đoạn hưng thịnh và suy thoái cùng với các biến thiên của lịch sử. Với những giá
trị mà lễ hội mang lại cũng như sự tham gia đông đảo và nhiệt tình đã khẳng định sức
sống mạnh mẽ và trường tồn của lễ hội điện Huệ Nam. Lễ hội này giai đoạn đầu chỉ
diễn ra trong phạm vi điện Huệ Nam, rồi sau có sự tham gia của dân làng Hải Cát và
dần dần phổ biến rộng rãi trong nhân dân, góp phần nuôi dưỡng, phát triển và bảo vệ
khi bước vào giai đoạn suy thoái, nay đã trở thành một lễ hội truyền thống và mang bản
sắc của các Thánh môn đệ tử thờ Mẫu ở Việt Nam, nó cũng đã trở thành sản phẩm văn
hóa tiêu biểu cho vùng đất Huế. Lễ hội điện Huệ Nam đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong
nhiều vùng miền trong cả nước.
Tuy trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng lễ hội điện Huệ Nam vẫn diễn ra đều
đặn một năm hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, với các hình thức quan trọng là lễ
cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua đám rước
bằng đường bộ, đường thủy, lễ Cáo yết, lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải
Cát, sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án. Lễ hội điện Huệ
Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng Thánh
môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự lễ hội.
Lần đầu tiên trong khuôn khổ Festival Huế 2022, lễ hội điện Huệ Nam tháng 3 tổ chức
nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu, Hội đồng Tứ phủ bằng đường bộ nhằm tái hiện và xây
dựng một Carnaval dân gian độc đáo và có quy mô lớn. Đây cũng chính là cơ sở để Ban tổ
chức lễ hội điện Huệ Nam cũng như cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp tục duy trì nghi lễ
này bằng đường bộ (2 năm một lần), đúng như hình thức mà các thế hệ tiền nhân đã từng
thực hiện. Có thể nói, lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người xích lại gần nhau hơn, góp
phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Lễ hội điện Huệ Nam là một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm
đời sống văn hóa của địa phương. Lễ hội là sự biểu thị đức tin của con người trong
không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng hiếu kính với
thần linh bằng các hoạt động đáp tạ cụ thể, tạo nên phương tiện kết nối giữa con người
với thế lực siêu nhiên. Theo đó, những nghi thức như lễ cung nghinh Thánh Mẫu và
chư vị, lễ cáo yết, lễ chánh tế, hầu đồng cũng như những lễ vật mà con người dâng lên
Mẫu là những sản vật do chính họ làm ra từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh
bắt được… là minh chứng sinh động của sự kính trọng thánh môn đệ tử đối với đấng
thần linh. Thông qua phần hội, ranh giới giữa thần linh với người trần có sự gần gũi
hơn, vừa có thể tìm được nhau trong một lối đối thoại mà tưởng như đó là những câu
nói của người thân đang quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của nhau.
Với những giá trị độc đáo, ngày 10 tháng 12 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền
thống: Lễ hội điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những di sản Huế được vinh danh càng góp phần khẳng định mục tiêu xây dựng thành
phố Huế trực thuộc trung ương với mô hình đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện
môi trường và thông minh… giải quyết hài hòa công tác bảo tồn và phát triển sẽ tạo tiền
đề cho Huế giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 49